Tự chủ là xu thế tất yếu
Phát biểu tại hội thảo “Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội”,ựchủđạihọcNhànướcsẽthayđổicáchđầutưchogiáodụbologna đấu với lecce do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 30/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, có rất nhiều chỉ số để nói rằng giáo dục đại học “có vấn đề”, ví dụ số lượng cử nhân, kĩ sư thạc sĩ ra trường không có việc làm.
"Đương nhiên điều này còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội chứ không chỉ dựa vào chất lượng giáo dục, nhưng rõ ràng cũng có vấn đề về chất lượng. Có nhiều nhà kinh tế nói với tôi rằng nếu ta có nhiều thật nhiều cử nhân ra cử nhân, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ thì đó là nguồn lực thu hút mạnh mẽ hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nêu ra ví dụ, đó là điểm lại việc công bố quốc tế của Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong số khoảng 10.000 tạp chí ISI thì Việt Nam không có cái nào; trong số khoảng 20.000 tạp chí Scorpus thì Việt Nam có 3 cái, nhưng không có cái nào của trường đại học mà toàn của các viện nghiên cứu.
“Gần đây, ta nói nhiều đến phát triển khoa học công nghệ nhằm đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia. Mô hình của thế giới, hệ thống sáng tạo quốc gia là một tam giác đều, xoay chiều nào cũng được. Ở ba đỉnh, một đỉnh là đại học, một đỉnh là nghiên cứu, một đỉnh là Nhà nước và trung tâm là doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta, theo nhiều chuyên gia quốc gia đánh giá, mô hình của Việt Nam là tam giác cân, cạnh đáy nhỏ nên không xoay nhiều chiều. Trên đỉnh cao nhất là Nhà nước, 2 đỉnh dưới cùng là doanh nghiệp và đại học, ở giữa trung tâm là viện nghiên cứu. Hầu như, đại học không tham gia vào nghiên cứu công tác nghiên cứu khoa học nhiều như các nước tiên tiến", Phó Thủ tướng nhận xét.
Trên quan điểm này, Phó Thủ tướng khẳng định, chúng ta cần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học, bởi tiếp cận đầu ra của thị trường lao động với đại học gần hơn.
Theo Phó thủ tướng, nguyên tắc đổi mới phải phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới, chúng ta không copy từ bên ngoài, Việt Nam có đặc thù nhưng không thể lấy cái đặc thù để áp đi, che đi cái xu thế tất yếu của thế giới, của thời đại. Môi trường đại học đòi hỏi sự khai phóng, sự sáng tạo và những người tham gia quản trị đại học là người có trình độ, có hiểu biết, mặt bằng hiểu biết cao và tương đối đồng đều. Đặc biệt, tự chủ gắn với giải trình xã hội.
Hãy bỏ nỗi sợ tự chủ
Hội thảo thu hút được đại diện của hàng trăm các trường đại học. Ảnh: H.Q |
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, có ba vấn đề đáng chú ý về tự chủ đại học. Thứ nhất, phải tự chủ chuyên môn, dạy học và nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước. Từ chỗ nhiều nơi phải “cầm tay chỉ việc”, nhưng khi tự chủ, nhiều trường thậm chí còn được nhiều quyền hơn.
Thứ hai là tự chủ bộ máy, tổ chức, nhân sự. Vừa rồi Bộ Nội vụ có quyết định tháo gỡ căn bản liên quan đổi mới về sự nghiệp công, trong đó có nội dung không ràng buộc cơ chế xin cho đối với biên chế giáo dục như lâu nay vẫn làm.
Thứ ba, tự chủ tài chính. Theo Phó Thủ tướng, chúng ta có cách hiểu không đúng rằng tự chủ là nhà nước không tiếp tục đầu tư vào giáo dục. Ở những quốc gia như Đức, Pháp có tự chủ đại học và ở các nước đó ngân sách nhà nước vẫn đầu tư cho các trường, thậm chí rất nhiều. Có nghĩa là tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không tiếp tục đầu tư cấp kinh phí nữa.
“Vậy tự chủ là như thế nào? Ta hãy hình dung 14 trường tự chủ hiện nay, nếu nhìn tinh sẽ thấy các trường được lợi quá vì được nhiều quyền mà vẫn được Nhà nước đầu tư. Học viện Nông nghiệp vẫn được nhà nước cho tham gia chuẩn bị xây dựng một dự án vay vốn, nhà nước vay cấp lại cho trường 90% là 50 triệu USD. Đại học Bách Khoa chuẩn bị trình phương án tự chủ cũng được khoản vốn tương tự, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tiếp tục được hỗ trợ”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
“Chúng ta hãy bỏ nỗi sợ trong đầu là nếu tự chủ thì không còn vốn ngân sách nữa. Tôi khẳng định với tất cả hiệu trưởng các trường, tự chủ không phải là nhà nước không tiếp tục đầu tư cho giáo dục, chỉ có điều thay đổi cách đầu tư”, Phó Thủ tướng cho hay.
Một trong những điều mà xã hội vô cùng e ngại, theo Phó Thủ tướng, là cho tự chủ, các trường có quyền tự quy định học phí ở mức cao lên. Lo ngại con em nông dân, hộ nghèo, chính sách không được tiếp cận giáo dục tốt, mối quan tâm đó là chính đáng. Nhưng chúng ta không thể giữ mãi mức học phí thấp, điều quan trọng là nâng chất lượng giáo dục và những người có khả năng chi trả học phí cao cộng với phần ngân sách để hỗ trợ cho con em nghèo, con em chính sách.
Khi đó, thay vì nhà nước cấp tiền lương giáo viên, thì giờ dùng tiền ấy để cấp học bổng cho học sinh thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn; hoặc nhà nước tiếp tục đầu tư tăng nguồn cho nghiên cứu khoa học, Nhà nước không cắt ngay nguồn đầu tư cho khối đại học.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ đang soạn dự thảo Nghị định theo hướng về cơ bản các trường đại học tự chủ toàn quyền như thay đổi mô hình quản trị, cơ quan chủ quản giảm sự can thiệp hành chính bằng việc đầu tiên là bổ nhiệm hội đồng tường lâm thời (6 tháng,1 năm). Trong thời gian đó, hội đồng trường bầu chọn Hiệu trưởng, hiệu phó, cơ quan lãnh đạo trong trường. Ngoài ra, trước đây, quy định người có học hàm học vị 65 tuổi trở lên không được quản lý chỉ được làm chuyên môn, nhưng nếu tự chủ không nên can thiệp mà chỉ can thiệp tuổi lao động.
“Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi nó liên quan đến con người cho nên trong thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, thấu triệt và quyết tâm cao hơn”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo nhiều đại biểu tại hội thảo, tự chủ đại học là xu thế phát triển tất yếu của các cơ sở giáo dục dại học trên thế giới. Trong cải cách giáo dục, xu thế chung là trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Mục đích của chính sách này là để các trường đại học sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của mình, phản ứng tốt hơn trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. Do vậy, trao quyền tự chủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục./.
Hồng Quyên