当前位置:首页 > La liga > 【lich thi dau ngoai hang hom nay】Sửa đổi văn bản KTCN lĩnh vực nông nghiệp sẽ hoàn tất trong 2016 正文

【lich thi dau ngoai hang hom nay】Sửa đổi văn bản KTCN lĩnh vực nông nghiệp sẽ hoàn tất trong 2016

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-11 01:48:19

sua doi van ban ktcn linh vuc nong nghiep se hoan tat trong 2016

Trong 49 văn bản cần sửa đổi,ửađổivănbảnKTCNlĩnhvựcnôngnghiệpsẽhoàntấlich thi dau ngoai hang hom nay bổ sung, lượng văn bản liên quan tới danh mục cần công bố kèm mã HS nhiều hơn cả, tới 27 văn bản. Xin bà cho biết, tiến độ sửa đổi, bổ sung các văn bản này hiện nay như thế nào?

27 văn bản liên quan tới công bố mã HS, Bộ NN&PTNT đang phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) để thực hiện. Khối lượng danh mục hàng hóa cần áp mã HS rất lớn, từ giống cây trồng, vật nuôi đến thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,… Vấn đề về giống thủy sản, loài thủy sản được nuôi trồng hay cấm tại Việt Nam cũng như danh mục thuốc bảo vệ thực vật cơ bản đã hoàn thiện xong, còn những lĩnh vực khác đang trong quá trình xây dựng.

Trong 27 văn bản, có tới 23 văn bản liên quan tới Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Bộ đang dự kiến sẽ gộp toàn bộ 23 văn bản này thành một văn bản chung, thống nhất để tiến hành áp mã HS. Ngoài ra, Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam sẽ được gộp với Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT về công bố Danh mục kèm theo mã HS kháng sinh cấm NK, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam; đồng thời sửa đổi, bổ sung các văn bản: Thông tư 06/2012/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn; Thông tư 40/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp.

Như vậy, sau khi gộp lại, từ 27 văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thực chất chỉ còn lại 4 văn bản. Dự kiến, trong năm nay, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung các văn bản này.

Bên cạnh đó, để triển khai thi hành Luật Thú y, Bộ NN&PTNT đang xây dựng 10 Thông tư hướng dẫn, trong đó 7 văn bản phải sửa đổi, bổ sung liên quan đến lĩnh vực thú y theo Quyết định 2026 sẽ được sửa đổi, đó chính là 7/10 Thông tư đang được xây dựng kể trên. Dự kiến, các văn bản này sẽ được hoàn thiện để ban hành đáp ứng đúng thời điểm Luật Thú y có hiệu lực (1-7-2016).

Các văn bản còn lại, Bộ NN&PTNT sẽ chốt hạn hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung ở thời điểm nào, thưa bà?

Đối với Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến, XK sản phẩm cá tra, Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ hoàn thiện dự thảo và trình Chính phủ trong tháng 8. Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi sẽ được nâng lên và đưa vào Nghị định 08/2010/NĐ-CP quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi đang được tiến hành sửa đổi, trình Chính phủ trong tháng 7.

Riêng Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật NK, Bộ NN&PTNT đang tiến hành rà soát, sửa đổi và sẽ hoàn tất trong năm nay.

Trong 49 văn bản phải sửa đổi, bổ sung, sau khi rà soát kỹ lưỡng từ điều kiện, yêu cầu thực tế, Bộ NN&PTNT nhận thấy, có 3 văn bản chưa cần phải tiến hành sửa đổi, bổ sung tại thời điểm này. Đó là Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật NK, XK; Thông tư 34/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra chất lượng muối NK và Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về quản lý phân bón. Bộ NN&PTNT sẽ gửi văn bản đề nghị tới các cơ quan liên quan để cùng xem xét vấn đề này.

Theo Quyết định 2026, thời hạn để các bộ, ngành liên quan sửa đổi các văn bản là trong quý IV-2015 và chậm nhất là quý I-2016. Hiện tại đã sắp kết thúc quý II-2016, lượng văn bản được sửa đổi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT vẫn khá khiêm tốn. Theo bà đâu là nguyên nhân mấu chốt dẫn tới tình trạng này?

Bộ NN&PTNT có khối lượng văn bản phải sửa đổi khá lớn. Các văn bản lại liên quan trực tiếp tới người dân, DN nên việc sửa đổi, bổ sung phải được tiến hành cẩn trọng, đảm bảo văn bản được ban hành có tính khả thi cao. Thêm vào đó, việc ban hành văn bản phải đáp ứng yêu cầu về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết các văn bản này đều phải lấy ý kiến các tổ chức quốc tế thông qua Văn phòng SPS, lấy ý kiến qua mạng… nên không thể rút ngắn được thời gian. Ngoài ra, trong số 49 văn bản, có nhiều văn bản liên quan đến các Luật vừa được sửa đổi, ban hành, ví dụ như: Luật Thú y, Luật Đầu tư, Luật DN… Do vậy, để xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản cho phù hợp các Luật này cũng ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng.

Từ nay tới hết năm, để hoàn thiện sửa đổi, bổ sung toàn bộ các văn bản còn lại là điều không đơn giản. Xin bà cho biết, Bộ NN&PTNT có hướng giải quyết như thế nào nhằm tránh lặp lại tình trạng chậm trễ như thời gian qua?

Công việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT rất quan tâm, chỉ đạo sát sao. Riêng vấn đề sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới KTCN, Bộ giao một đồng chí Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Hàng tháng, các đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng phải báo cáo tiến độ, cũng như những vấn đề còn vướng mắc để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, việc có hoàn thành xây dựng các văn bản theo đúng tiến độ đặt ra hay không cũng được xem là một trong những tiêu chí đánh giá “người đứng đầu” các đơn vị về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm.

Xin cảm ơn bà!

标签:

责任编辑:La liga