Mitsubishi về tay Nissan
Thương vụ mua bán giữa hai hãng xe Nhật diễn ra khá "chóng vánh" chi chưa đầy 1 tháng sau khi vụ bê bối gian lận khí thải của Mitsubishi Motors bị phanh phui hồi tháng 4 đã khiến Mitsubishi đánh mất hoàn toàn danh tiếng và thua lỗ nặng nề khi khiến 3 tỷ USD giá trị cổ phiếu bốc hơi trên thị trường. Và hãng này sẽ trao cho người đồng hương 34% cổ phần với mức giá giảm 5,ữngvụthâutómampquotầmĩampquotnhấtngànhcôngnghiệpôtôbảng xếp hạng hai tây ban nha3% so với phiên giao dịch trước đó trên thị trường, tương đương với gần 2,2 tỷ USD. Với việc nắm giữ hơn 1/3 cổ phần, Nissan trở thành cổ đông lớn nhất nắm quyền kiểm soát và điều hành Mitsubishi Motors theo đúng nguyên tắc của nền kinh tế Nhật Bản.
Nhiều người cho rằng, thỏa thuận này thực tế là “con đường sống” cho Mitsubishi Motors khi tập đoàn này vẫn đang tiếp tục lún sâu vào vụ bê bối thứ 3 trong vòng 2 thập kỷ qua. Thực tế, Nissan là đối tác thân thiết của Mitsubishi Motor trong nhiều năm qua và đang tìm cách cứu người đồng minh thoát khỏi khủng hoảng đang lan rộng.
Nissan Carlos Ghosn, CEO của Nissan từng cho biết: Cả hai công ty sẽ cùng nhau chia sẻ và phát triển công nghệ. Nissan sẽ giúp Mitsubishi giải quyết những thách thức mà hãng này đang phải đối mặt, đặc biệt trong việc khôi phục niềm tin của người dùng. Thế nhưng, mọi việc có thể không dễ dàng với Mitsubishi bởi vừa qua, lại có thêm 8 mẫu xe của thương hiệu này bị phát hiện gian lận khí thải.
Toyota "mua đứt" Daihatsu
Đầu tháng 2 năm nay, Toyota tuyên bố mua lại thương hiệu Daihatsu đã khiến cả làng xe không khỏi bất ngờ. Nhiều nguồn thông tin cho hay, thương vụ này tiêu tốn của Toyota khoảng 3 tỷ USD.
Thực tế, Toyota đã mua hơn một nửa cổ phần của Daihatsu vào cuối thập niên 80. Và việc mua lại Daihatsu nằm trong chiến lược phát triển các dòng xe cỡ nhỏ của Toyota trên toàn cầu. Thương hiệu này bắt đầu bằng việc khai tử nhãn hiệu con Scion khi doanh số thấp và thất bại trong việc tiếp cận với khách hàng trẻ tuổi ở một số thị trường
Fiat thâu tóm Chrysler
Thâu tóm Chrysler là một trong những thương vụ tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc của FIat. Năm 2009, liên minh Fiat- Chrysler đã hình thành khi Fiat mua lại 20% cổ phần của Chrysler khi hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ này tiến hành tái cấu trúc dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Đến năm 2014, Fiat công bố đã hoàn thành việc mua lại 41,5% cổ phần còn lại của Chrysler.
Thương vụ cuối cùng này đã ngốn của Fiat 3,65 tỷ USD nhưng cũng biến Fiat thành một trong những hãng xe lớn nhất thế giới khi sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng, trong đó có Ferrari.
Mặc dù những chiếc xe Fiat Chrysler được đánh giá là những chiếc xe tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Fiat Chrysler hiện nay lại không mấy khả quan khi họ phải rao bán Ferrari, nhãn hiệu đắt giá nhất của mình.
Thêm đó, thương hiệu này cũng vừa lâm vào tình cảnh "chiếu dưới" khi lời mời "bán mình" cho GM đã bị nữ tướng của GM là Mary Barra thẳng thắn từ chối.
Mối "duyên nợ" của Porsche và Volkswagen
Việc mua bán qua lại giữa Volkswagen (VW) và Porsche được xem là thương vụ “phức tạp” và bất ngờ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Ai cũng biết rằng Porsche là một thương hiệu thuộc sở hữu của VW. Có điều, ít ai ngờ được rằng, VW đã từng thuộc về Porsche vào năm 2008 sau khi bị hãng xe này mua lại 51% cổ phần.
Porsche đã từng đặt tham vọng thâu tóm hầu hết cổ phần của VW. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ran gay sau đó đã khiến tình thế hoàn toàn thay đổi. Kết quả kinh doanh yếu kém đã khiến Porsche phải cậy nhờ sự giúp đỡ của VW và bán tới 49,9% cổ phần cho thương hiệu mình đã từng sở hữu. Đến năm 2012, VW đã hoàn thành việc mua nốt hơn 50% cổ phần còn lại và biến Posche trở thành một trong những thương hiệu thuộc sở hữu của mình. Tổng số tiền mà VW phải chi cho 2 lần chuyển nhượng ước tính là 8,4 tỷ USD.
Thế lực của VW ngày càng lớn mạnh khi hiện nay, tập đoàn này sở hữu hầu hết các thương hiệu xe sang nổi tiếng nhất trên toàn thế giới như Audi, Porsche, Buggati, Bentley hay Lamborghibi…
Jaguar Land Rover về dưới trướng Tata Motor
Thương hiệu Jaguar Land Rover đã về tay của Tata motor, một tập đoàn xe hơi lớn của Ấn Độ sau khi bị Ford chuyển nhượng.
Thương vụ năm 2008 này có trị giá khoảng 2,3 tỷ USD vào thời điểm đó. Thế nhưng, Ford phải trả lại khoảng 600 triệu USD để chi cho quỹ lương hưu và trợ cấp. Vì thế, hãng xe lớn thứ 3 thế giới chỉ nhận lại 1,7 tỷ USD sau thương vụ chuyển nhượng này. Mức giá này được xem là lỗ bởi Ford đã phải chi ra tổng cộng hơn 5 tỷ USD để thâu tóm 2 thương hiệu này.
Tata cũng không may mắn hơn nhiều bởi sau khi mua lại Jaguar Land Rover, Tập đoàn này đã thiệt hại không nhỏ sau khi một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ngay sau đó.
Volvo về tay người Trung Quốc
Volvo, thương hiệu xe Thụy Điển đã bất ngờ về tay một Tập đoàn xe hơi của Trung Quốc vào năm 2010.
Năm 1999, Volvo đã từng thuộc về Ford sau thương vụ hãng này bỏ ra 3,5 tỷ USD để mua lại Volvo. Thế nhưng, tình trạng kinh doanh không lợi nhuận diễn ra suốt từ 2005 đã khiến Ford buộc phải bán lại thương hiệu này cho Geely, một Tập đoàn của Trung Quốc từng được biết đến với những mẫu xe giá rẻ. Giá trị của thương vụ này là 1,5 tỷ USD, tức là Ford đã bị lỗ hơn một nửa.
顶: 69674踩: 8859
【bảng xếp hạng hai tây ban nha】Những vụ thâu tóm" ầm ĩ" nhất ngành công nghiệp ô tô
人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:08
相关文章
- Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- Tạm giữ tài xế lái xe con tông vào một nhóm người vì mâu thuẫn trong quán nhậu
- Án mạng ở Hà Nội, đâm tử vong hàng xóm do mâu thuẫn kéo dài
- Xử phạt cô gái đăng clip khiêu dâm để tăng tương tác bán hàng
- Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- Làng nho Thái An
- Bắt quả tang 7 cô gái đang bán dâm và kích dục cho khách
- Cảng Hải Phòng hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1
- Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- Khởi tố 3 bị can vi phạm đấu thầu thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh
评论专区