【lich thi đau c2】Việt Nam thể hiện mạnh mẽ cam kết chống gian lận xuất xứ
Quang cảnh hội thảo |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai,ệtNamthểhiệnmạnhmẽcamkếtchốnggianlậnxuấtxứlich thi đau c2 ông Michael Greene, Giám đốc Quốc gia Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Usaid tại Việt Nam tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Hội đồng kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ, Liên minh tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, các Bộ ngành có liên quan của Việt Nam trong việc đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại và sự có mặt của hơn 30 đại diện các Hiệp hội, doanh nghiệp của Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp đến vấn đề đang “nóng” hiện nay.
Thực tế, trong bối cảnh thương mại thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp mà nổi lên là xu hướng bảo hộ thương mại, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn đã tác động không nhỏ đến Việt Nam. Trước nguy cơ bị mượn đường và hàng hoá nước ngoài lợi dụng để đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các nước đối tác trong FTA mà Việt Nam là thành viên để hướng thuế suất ưu đãi, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt và sát sao các cơ quan chức năng, các bên có liên quan về vấn đề này.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc kiểm tra, kiểm soát gian lận xuất xứ tại cửa khẩu cũng như điều tra, xác minh sau thông quan các lô hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nghi vấn về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động số 1662/QĐ-BTC ngày 23/8/2019 thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 4/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp quản lý nhà nước về chống gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đồng thời quyết liệt chỉ đạo Tổng cục Hải quan nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể để chống lại vấn nạn về giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Bộ Tài chính -Tổng cục Hải quan đã có những giải pháp chủ động, cụ thể và hiệu quả như sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan đến xuất xứ hàng hóa như Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2018/TT-BTC, sửa Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh lực hải quan theo hướng nâng cao chế tài xử phạt các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa; ban hành các văn bản chỉ đạo, chỉ thị cục hải quan các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường kiểm tra giám sát việc khai báo xuất xứ trên tờ khai hải quan và việc ghi nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong đó phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị ở cấp Tổng cục, cục và chi cục; phân tích các số liệu thống kê xuất nhập khẩu và các nguồn thông tin khác để xác định danh sách các mặt hàng trọng điểm, có rủi ro cao về nghi vấn gian lận xuất xứ để áp dụng kiểm tra, kiểm soát thông qua các biện pháp quản lý nghiệp vụ chuyên sâu; ban hành các kế hoạch kiểm tra cụ thể; tăng cường phối hợp với các bộ ngành và hợp tác quốc tế với các tổ chức và hải quan nước ngoài đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông về xu hướng, hình thức gian lận, các giải pháp của cơ quan Hải quan và khuyến nghị đối với doanh nghiệp để nâng cao nhận thức và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ. Thực tế kết quả thực hiện đã phát hiện, xử lý các doanh nghiệp vi phạm.
Hội thảo này hướng tới mục tiêu hỗ trợ trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan của Việt Nam với các chuyên gia xuất xứ và phòng vệ thương mại đến từ các cơ quan và tổ chức quốc tế, hải quan các nước về ngăn chặn gian lận xuất xứ, xác định, điều tra chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và thể hiện mạnh mẽ cam kết đấu tranh quyết liệt và có hiệu quả của Việt Nam đến cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác thương mại về hành động của Việt Nam trong công tác chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết: Trong bối cảnh thương mại thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp mà nổi lên là xu hướng bảo hộ thương mại, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn đã tác động không nhỏ đến Việt Nam, một nền kinh tế mở với 12 Hiệp định tự do thương mại đã có hiệu lực, 1 Hiệp định tự do thương mại đã ký và 3 Hiệp định tự do thương mại đang đàm phán.
“Trước nguy cơ bị mượn đường và hàng hóa nước ngoài lợi dụng để đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam để XK sang các nước đối tác trong FTA mà Việt Nam là thành viên để hưởng thuế suất ưu đãi, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt và sát sao các cơ quan chức năng, các bên có liên quan về vấn đề này, cụ thể là ngày 4/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 824/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”- Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai mong rằng các đại biểu tham gia hội thảo sẽ nhận thức được tác động tiêu cực của gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam để cùng nhau quyết tâm thực hiện các giải pháp mà Chính phủ, của Ngành, của đơn vị để góp phần tích cực, hiệu quả vào cuộc chiến chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp.
Được biết, trong thời gian triển khai, Dự án Tạo thuận lợi Thương mại sẽ hợp tác với Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bên liên quan nhằm giải quyết tình trạng gian lận xuất xứ chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/869a298363.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。