【tỉ số trận nhật bản】Ngăn móc túi, TP.HCM áp dụng thí điểm thanh niên xung phong phục vụ xe buýt
Sáng ngày 28/10,ănmóctúiTPHCMápdụngthíđiểmthanhniênxungphongphụcvụxebuýtỉ số trận nhật bản ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT TP.HCM vừa cho biết, kể từ ngày 1/11 sắp tới, TP.HCM sẽ bắt đầu áp dụng thí điểm đưa lực lượng thanh niên xung phong lên phục vụ xe buýt.
Trước mắt, việc này sẽ áp dụng thí điểm trên tuyến xe 152, bắt đầu từ khu dân cư Trung Sơn – huyện Bình Chánh đến sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, đây là việc làm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt trên toàn địa bàn TP, giúp kiểm soát tốt doanh thu của từng chuyến xe, ngăn chặn kịp thời, đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự trên xe buýt, nhất là chặn đứng kịp thời các hành vi móc túi trên xe buýt.
Nhằm ngăn chặn nạn móc túi, TP.HCM sẽ áp dụng thí điểm đưa thanh niên xung phong lên phục vụ xe buýt - ảnh: H.T
Sau 3 tháng đầu tiên thực hiện thí điểm, Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM sẽ phối hợp với lực lượng thanh niên xung phong TP, Công ty TNHH xe khách Sài Gòn tiến hành đánh giá, nhân rộng mô hình này, nếu áp dụng thí điểm được đánh giá là thành công.
Trong thời gian ngắn sắp tới, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động các tuyến xe buýt nhanh, hoạt động trên các tuyến đường là những trục lớn của TP.HCM như xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng…Đây là các tuyến xe buýt được chạy trên làn đường ưu tiên riêng, rút ngắn thời gian thực tế của các chuyến đi.
Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ hành khách, nhiều tuyến đường và lộ trình của một số tuyến xe buýt chưa được phù hợp cũng sẽ được điều chỉnh, để phù hợp với nhu cầu của thực tế. Sở GTVT TP.HCM cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng thêm nhiều trạm chờ xe buýt có chỗ che mưa, che nắng, thiết kế đường lên xe dành riêng cho người khuyết tật, giữ xe 2 bánh miễn phí để phục vụ người đi xe buýt.
Cùng lúc, để ngăn chặn nạn quấy rối tình dục trên xe buýt, TP.HCM cũng đã đồng ý việc lắp đặt camera trên xe buýt. Việc thực hiện trước mắt sẽ được thực hiện trong thời gian ngắn sắp tới, hoàn tất vào năm sau.
Kinh phí để đầu tư, lắp đặt thiết bị này trên mỗi xe buýt vào khoảng 13.000.000 đồng/xe, cộng với chi phí vận hành vào khoảng 400.000 đồng/tháng/xe. Chính vì kinh phí khá lớn như vậy, Sở GTVT TP.HCM đã tham mưu cho UBND TP.HCM thực hiện theo 2 hướng: Hỗ trợ các đơn vị vận tải đã đầu tư, lắp đặt đồng bọ thiết bị trên các xe buýt, hoặc là đưa các chi phí này vào tính toán đơn giá để TP trợ giá.
Đối với đề án 1.680 xe buýt mới của TP.HCM, hoặc của các Công ty vận tải xe buýt đều phải đồng bộ lắp đặt các trang thiết bị này.
Hiện này, trên toàn địa bàn TP.HCM có khoảng 2.800 xe buýt của 107 tuyến có trợ giá, 400 xe hoạt động trên 32 tuyến không có trợ giá của Nhà nước.
Hà Trang