Hình thức kinh doanh thương mại điện tử có đặc thù là thông tin của người mua và người bán không cụ thể; phương thức thanh toán chủ yếu bằng hình thức trả tiền mặt,ếmộtsốcánhânkinhdoanhthươngmạiđiệntửkq helsinki khó xác định được doanh thu thực tế. Vì vậy, để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử hiện nay là rất khó khăn.
Theo Cục Thuế Hà Nội, hiện nay Cục Thuế đang tập trung hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích người kinh doanh qua mạng đăng ký theo quy định của Luật Quản lý thuế. Để các chủ tài khoản hiểu và tự giác kê khai thuế, Cục Thuế đã liên hệ với các cá nhân qua email, tin nhắn, website của cục thuế để tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế. Việc áp dung công nghệ thông tin để xác minh thông tin của cá nhân giúp giảm công sức, chi phí, nắm bắt nhanh chóng, thông tin kịp thời đến người nộp thuế.
Đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, việc thu thập thông tin cá nhân từ các nhà mạng để ngăn chặn hành vi vi phạm là rất khó do tính đặc thù của loại hình mạng xã hội (tính chất ẩn danh và thường không công khai thông tin cụ thể về tên người kinh doanh, địa chỉ cụ thể trên mạng xã hội).
Mặt khác, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin ngày càng nhanh và mạnh, với nhiều hình thức tinh vi. Ngoài ra, cơ chế chính sách về đăng ký kinh doanh chưa hoàn thiện đối với các đối tượng cá nhân kinh doanh qua mạng, điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý.
Trước thực tế trên, cơ quan Thuế sẽ tổ chức quản lý, giám sát hoạt động bán hàng qua mạng. Đối với trường hợp cố tình không đăng ký thuế, sẽ tiến hành thu thập, xác minh thông tin để quản lý theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, theo Cục Thuế Hà Nội, sau khi gửi tin nhắn thông báo đến các chủ tài khoản, cơ quan Thuế sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra điểm đối với một số trường hợp cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Cùng với đó là phối hợp với các nhà mạng viễn thông cảnh báo, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Cục Thuế Hà Nội cho rằng, để quản lý đối với lĩnh vực thương mại điện tử hiệu quả, rất cần có sự vào cuộc của các bộ, ngành, mà cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông cần có sự phối hợp, xây dựng cơ chế quản lý, cơ chế chính sách trong việc đăng ký kinh doanh qua mạng đối với các cá nhân.
Xây dựng cơ chế, yêu cầu các doanh nghiệp chuyên hoạt động về thương mại điện tử (Facebook, Zalo…) cung cấp thông tin, hỗ trợ các chức năng xác thực đối với các cá nhân kinh doanh để đảm bảo công tác quản lý kinh doanh; nhanh chóng triển khai các nội dung về thanh toán điện tử, dần thay thế thanh toán bằng tiền mặt.
Cục Thuế Hà Nội sẽ phối hợp các ngân hàng thương mại trên địa bàn và Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội để kiểm soát, đối chiếu các giao dịch liên quan đến người kinh doanh thương mại điện tử qua các số điện thoại và tài khoản đăng ký giao dịch. Trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc trong quá trình triển khai để kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế kiện toàn cơ sở pháp lý để điều chỉnh đối với nhóm đối tượng này, trong đó quy định tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải thanh toán qua ngân hàng và không dùng tiền mặt.
Đối với các dịch vụ thương mại điện tử của các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ cung cấp trên Google và Facebook...), Cục Thuế Hà Nội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần quy định các ngân hàng thương mại khi thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài cho các tổ chức nước ngoài phải có nghĩa vụ khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào ngân sách nhà nước.