【tỉ lệ bong đá】Hiệu quả trong cải cách tư pháp
Cải cách tư pháp (CCTP) theo tinh thần chỉ thị,ệuquảtrongcảicchtưtỉ lệ bong đá nghị quyết của Trung ương, các cơ quan tư pháp Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả với những kết quả tích cực.
Một phiên tòa xét xử theo tinh thần CCTP ở thị xã Long Mỹ.
Theo đánh giá của Tỉnh ủy, năm 2019, các cơ quan tư pháp trong tỉnh thực hiện tốt chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp đề ra; chất lượng công tác tư pháp chuyển biến tích cực theo hướng tôn trọng quyền dân chủ, quyền con người và bảo đảm công bằng xã hội trong khởi tố, bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp... Năm qua, cơ quan công an khởi tố 397 vụ/599 bị can, tòa án hai cấp đã giải quyết 5.276 trong số 5.552 vụ việc các loại; tổng số vụ việc, vụ án có dấu hiệu tham nhũng đã giải quyết 3 vụ/4 bị can, tiền thiệt hại 6,1 tỉ đồng, đã thu hồi 1 tỉ đồng...
Một trong những điểm sáng trong công tác CCTP theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý thường xuyên được củng cố, nâng chất trong việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, bảo đảm thụ lý và thực hiện trợ giúp pháp lý 100% vụ việc khi có yêu cầu. Trong đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh có 9 trợ giúp viên pháp lý, thực hiện trợ giúp pháp lý trên nhiều lĩnh vực cho các đối tượng là người nghèo, người có công, người khuyết tật, trẻ em không nơi nương tựa...
Ông Vũ Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, cho biết: “Theo quy định, khi đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý có nhu cầu thì cần đến trung tâm để được hỗ trợ các thủ tục. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin từ người dân hay từ các cơ quan chức năng (tòa án, viện kiểm sát, công an) ở các huyện, lãnh đạo trung tâm sẽ chủ động cử người xuống tận địa phương để hỗ trợ người dân miễn phí. Trong năm 2019, trung tâm tham gia tố tụng đối với 94 trường hợp có yêu cầu được trợ giúp pháp lý”.
Trong hoạt động thi hành án, bà Lê Thị Cẩm Tú, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh, nói thực hiện yêu cầu CCTP trong công tác THADS, thời gian qua, lãnh đạo cục và các chi cục rất quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Bà Cẩm Tú thông tin thêm, trong hoạt động nghiệp vụ, Cục THADS tỉnh lấy giáo dục, thuyết phục là nhiệm vụ chủ yếu, chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khi biện pháp giáo dục không hiệu quả; kết quả hoạt động thi hành án trong nhiều năm qua cho thấy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngày càng giảm, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự địa phương.
Còn đối với công tác xét xử, trong số 14 giải pháp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra nhằm CCTP trong lĩnh vực xét xử, Tòa án nhân dân tỉnh đã chú trọng việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần CCTP.
Ông Trương Đình Nghệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, đánh giá: “Tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng xét xử của thẩm phán để đưa ra bản án chính xác, khách quan. Những người tham gia phiên tòa rút kinh nghiệm có thể học hỏi những ưu điểm của hội đồng xét xử và có quyền đưa ra những góp ý về những sai sót nếu có của phiên tòa. Sau các phiên tòa đều tổ chức rút kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật; việc điều hành phiên tòa của thẩm phán chủ tọa phiên tòa; kỹ năng xử lý tình huống; công tác chuẩn bị cho việc tổ chức phiên tòa”.
Mặc dù công tác CCTP trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến, nhưng khách quan vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Báo cáo công tác CCTP năm 2019 của Tỉnh ủy chỉ rõ những hạn chế là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả chưa cao; công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp trong cải cách tư pháp có lúc chưa kịp thời, chặt chẽ. Trong bối cảnh các vụ án và tính chất phức tạp của vụ án ngày càng tăng, lực lượng cán bộ tư pháp, hoạt động bổ trợ tư pháp có hạn, áp lực công việc nhiều cũng ảnh hưởng tiến độ giải quyết.
Để nâng cao hiệu quả CCTP trong thời gian tới, Tỉnh ủy đề ra nhiều biện pháp, trong đó đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nội dung; đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, phấn đấu trong thời gian tới hình thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giải quyết kịp thời các vụ án trọng điểm và những vụ án dư luận xã hội quan tâm, hạn chế thấp nhất tình trạng án oan sai, bị hủy, sửa…
Bài, ảnh: Đ.BẢO