【pfc sochi】Cần chủ động xây dựng các kịch bản thu ngân sách

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-10 16:04:12 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:137次
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chủ động xây dựng kịch bản điều hành linh hoạt chính sách tài khóa
Xây dựng chính sách tài chính - ngân sách phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu
Chủ động điều hành sử dụng nguồn lực,ầnchủđộngxâydựngcáckịchbảnthungânsápfc sochi đảm bảo cân đối ngân sách địa phương
Cần chủ động xây dựng các kịch bản thu ngân sách
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến.

Thu ngân sách tăng 15,6%

Theo đó, về điều hành thu, chi NSNN, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách 7 tháng năm 2021 đạt 912,1 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020 (ngân sách trung ương ước đạt 64,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 72,2% dự toán).

Trong đó, thu nội địa 7 tháng đạt 744 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020. Thu từ dầu thô 7 tháng đạt 22 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán, nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng đạt 145,4 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5% dự toán, tăng 37,5% so cùng kỳ năm 2020, trên cơ sở: tổng số thu thuế ước đạt 229,4 nghìn tỷ đồng, bằng 72,8% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 84 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5% dự toán.

Về chi ngân sách nhà nước, tổng chi cân đối NSNN 7 tháng ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 169,3 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định; chi trả nợ lãi đạt 65,2 nghìn tỷ đồng, bằng 59,2% dự toán; chi thường xuyên đạt 572,2 nghìn tỷ đồng, bằng 55,2% dự toán.

Tổng thể cân đối của NSNN trong 7 tháng đầu năm có thặng dư. Lũy kế đến ngày 26/7/2021 đã phát hành 163 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để trả nợ gốc đến hạn, với kỳ hạn bình quân 12,34 năm, lãi suất bình quân 2,26%/năm.

Về chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ công tác phòng chống dịnh Covid-19, Bộ Tài chính cho biết, ngày 31/7/2021, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 8532/BTC-CST gửi xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về hồ sơ dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhẵm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch covid-19.

Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị: hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm thuế GTGT đối với một số lĩnh vực, dịch vụ; miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020, không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.

Tổng số tiền miễn giảm theo các phương án nêu trên khoảng 20 nghìn tỷ đồng và sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với khu vực doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải, lưu trú và ăn uống, chiếu phim, thể thao và giải trí,... tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và cải cách thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1376/QĐ-TTg ngày 01/8/2021 bổ sung dự toán chi NSNN năm 2021của Bộ Y tế số tiền 5.100 tỷ đồng từ nguồn dự phòng NSTW năm 2021 để mua vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất thuốc phục vụ phòng, chống Covid-19.

Cần quyết tâm cao, đề xuất các giải pháp sáng tạo, hiệu quả

Về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, trong 7 tháng đầu năm 2021, Bộ Tài chính nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty là 151 tỷ đồng.

Số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN là 323 tỷ đồng. Số dự kiến thu từ cổ phần hóa, thoái vốn từ Quỹ nộp vào NSNN năm 2021 là 40.000 tỷ đồng theo Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, trong những tháng đầu năm toàn ngành đã rất nỗ lực chủ động và hoàn thành tốt các công việc được giao, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý, trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngành tài chính còn rất khó khăn.

Nhấn mạnh thu ngân sách là một trong những trụ cột của ngành tài chính, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần có quyết tâm cao, đề xuất các giải pháp sáng tạo, hiệu quả, đẩy nhanh việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, chủ động xây dựng các kịch bản thu ngân sách; tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý thu ngân sách đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số.

Bộ trưởng đề nghị ngành Thuế cần đẩy nhanh việc triển khai hóa đơn điện tử, qua đó vừa đáp ứng yêu cầu của luật pháp thuế, vừa ngăn chặn được các hành vi vi phạm về hóa đơn, góp phần tăng thu cho ngân sách. Cơ quan thuế các cấp cần siết chặt quản lý việc hoàn thuế; đôn đốc nộp sớm các khoản cổ tức và lợi nhuận còn lại.

Tổng cục Hải quan tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến ngành Hải quan, đặc biệt cần quan tâm tới hàng hóa phục vụ cho chống dịch (vật tư, thiết bị y tế và thuốc, vắc xin).

Đánh giá thời gian qua Tổng cục Hải quan đã xử lý hàng hóa ứ đọng tại Cảng Cát Lái rất linh hoạt, Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Hải quan cần tiếp tục hoàn thiện phương án thông quan hàng hóa, quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu có hiệu quả và hiện đại hóa ngành Hải quan.

Bộ trưởng mong muốn toàn ngành cùng chung sức, chung lòng, để vượt qua khó khăn, lãnh đạo ngành của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, nhà nước được giao.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接