TheồChíMinhđảmbảolượnghàngcungứngTếnhan dinh giai uco bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, dự báo sức mua sẽ tăng vào những ngày cận Tết Nguyên đán Bính Thân - 2016. Lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ tăng từ 15% đến 20% so với Tết Nguyên đán Ất Mùi - 2015. Để đảm bảo cung cầu, các doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh đã sớm hoàn tất kế hoạch chuẩn bị hàng hóa. Tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng trước và sau Tết Bính Thân - 2016 là trên 16.208 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng so với Tết Ất Mùi - 2015.
Trong đó, nguồn hàng bình ổn thị trường đạt gần 7 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết Bính Thân 2016, tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị cung ứng ra thị trường là hơn 9 nghìn tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn thị trường đạt gần 4 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp sản xuất bánh mứt, nước giải khát, rượu bia trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng chủ động trong việc cung cấp lượng hàng ra thị trường trong dịp Tết, với mặt hàng bia, nước giải khát, nhu cầu sử dụng tại thành phố Hồ Chí Minh ước khoảng 40 triệu lít bia và 45 triệu lít nước giải khát trong tháng Tết.
Theo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, giá bán hàng hóa tham gia Chương trình bình ổn thị trường Tết Bính Thân 2016 đảm bảo ổn định, không tăng giá trong 2 tháng Tết, kể từ ngày 8/1/2016 đến ngày 8/3/2016. Trong tháng tết, các doanh nghiệp và các hệ thống phân phối sẽ có kế hoạch giảm giá khuyến mãi từ 5% đến 49%, đồng thời vào các ngày cận Tết sẽ thực hiện giảm giá sâu một số mặt hàng thiết yếu như: trứng gia cầm, thịt gia cầm, gia súc.
TP. Hồ Chí Minh hiện có ba chợ đầu mối nông sản, đó là Hóc Môn, Thủ Đức và Bình Điền, tại 3 chợ đầu mối nói trên cũng đã hoàn thành kế hoạch phục vụ Tết với lượng hàng hóa nhập vào trong những ngày cao điểm dự kiến đạt trên 8.000 tấn/ngày, tăng 50% đến 70% so với ngày thường. Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cũng phối hợp với Ngân hàng Sacombank triển khai gói vốn vay 1.500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tiểu thương chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán.
Để có những điểm bán hàng thực phẩm đạt chuẩn VietGAP, giúp cho người tiêu dùng yên tâm trong việc sử dụng hàng hóa, TP. Hồ Chí Minh đã công bố hệ thống các điểm bán hàng thực phẩm được công nhận Chuỗi thực phẩm an toàn, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP cho người tiêu dùng được biết. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh trở thành địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện thành công bước đầu mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn, đảm bảo quy trình truy xuất nguồn gốc “từ trang trại đến bàn ăn”.
Lãnh đạo Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, có 5 đơn vị đầu tiên chính thức đăng ký thực hiện phân phối sản phẩm VietGAP, GlobalGAP, HACCP trên địa bàn Thành phố này, với tổng số 246 điểm bán. Nhóm các mặt hàng được đưa vào chuỗi chủ yếu vẫn là rau củ quả, thịt gia súc, thịt gia cầm và trứng gia cầm đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. TP. Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra tiêu chí chung cho các cửa hàng, cũng như từng sản phẩm sẽ được quản lý theo đúng quy trình từ chỉ dẫn địa lý đến nơi giết mổ và điểm bán cuối cùng, giúp người dân có thể an tâm mua sắm.
Cụ thể, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn đăng ký phân phối rau an toàn và thịt heo VietGAP tại các siêu thị Satramart, Satrafood. Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản - Vissan đăng ký cung ứng sản phẩm thịt heo đạt chuẩn VietGAP và thịt bò đạt chuẩn Escas (quy trình giết mổ nhân đạo và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm) trên toàn bộ hệ thống quầy kinh doanh thịt tươi sống của công ty tại các điểm bán gồm cả hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opFood; Satrafood và 31 cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vissan.
Chi nhánh Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Chăn nuôi và chế biến thức phẩm Sài Gòn đăng ký cung ứng thịt heo đạt chuẩn VietGAP, thịt gà tam hoàng và thực phẩm chế biến được chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi của Saigon Co.op và 5 cửa hàng trực thuộc. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào đăng ký phân phối sản phẩm rau củ quả đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản phẩm được công nhận chuỗi thực phẩm an toàn tại hai cửa hàng tiện lợi tại quận 1 và quận Phú Nhuận.
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh- Saigon Co.op đăng ký phân phối 4.000 mặt hàng lương thực – thực phẩm an toàn đạt chuẩn ISO, HACCP, GMP và 224 mặt hàng rau củ quả, thịt gà, trứng gà và thịt heo đạt chuẩn VietGAP tại 176 điểm bán trong hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra và Co.opFood. Đồng thời cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để nhân rộng mô hình trên cả nước.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm, với sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo, thị trường Tết Bính Thân tại Thành phố này sẽ không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, đảm bảo cho nhân dân Thành phố đón Tết vui tươi, đoàn kết, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
TP. Hồ Chí Minh cũng đã và đang triển khai thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp như kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch tạo nguồn và cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp bình ổn; tăng và kéo giãn thời gian mở cửa bán hàng tại các siêu thị; thường xuyên kiểm tra trực tiếp các điểm bán hàng bình ổn thị trường, đánh giá việc chấp hành quy định về quy cách bảng hiệu, niêm yết giá; kiểm tra đột xuất các điểm bán hàng lưu động theo danh sách; tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường về giá, an toàn vệ sinh thực phẩm…/.
Theo dangcongsan.vn