Theệpngànhgiadụngcònkhókhăarouca vso thống kê của Bộ Công Thương, hiện mức tiêu dùng vào hàng gia dụng chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân. Trong 11 nhóm ngành hàng chính thì nhóm ngành hàng gia dụng đứng thứ 4 về quy mô tiêu dùng trong nước, vào khoảng 13 tỷ USD.
Tại hội thảo “Cạnh tranh của ngành hàng gia dụng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu" được tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đánh giá, triển vọng của ngành hàng gia dụng là rất lớn, do nước ta có dân số trẻ, thu nhập có xu hướng tăng nên dẫn đến thay đổi nhu cầu về chất lượng, mẫu mã nhiều hơn, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm trong nước.
Hơn nữa, trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhiều cam kết ưu đãi về thuế cho ngành hàng này với nhiều khu vực thương mại quốc tế lớn đã được thông qua như, đối với thị trường Mỹ - 85% hàng giày dép, 50% số lượng mã hàng nhựa sẽ được xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu tại thị trường Mỹ, gần 85% kim ngạch nhập khẩu được xóa bỏ thuế ngay tại thị trường Nhật Bản…
Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện mức tiêu dùng vào hàng gia dụng chiếm 9% tổng gói tiêu dùng cá nhân. Trong 11 nhóm ngành hàng chính thì nhóm ngành hàng gia dụng đứng thứ 4 về quy mô tiêu dùng trong nước, vào khoảng 13 tỷ USD. |
Ông Nghiêm Phú Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn cho hay, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn yếu trong áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, các dòng sản phẩm hiện tại vẫn chưa thực sự đa dạng và vượt trội so với thị trường.
Do đó, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi, đặc biệt về mặt công nghệ, tuy nhiên không thể ngay lập tức thay đổi dây chuyền sản xuất. Nếu doanh nghiệp không mạnh ở thị trường trong nước thì khó có thể đạt kim ngạch xuất khẩu cao do thị trường quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Sunhouse, khi hội nhập, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp lĩnh vực này là hàng loạt các đối thủ cạnh tranh ở Thái Lan, Hàn Quốc… cũng được hưởng lợi từ thuế 0%. Nguy cơ mất thị trường nội địa là rất lớn do xu hướng tiêu dùng yêu cầu sự đa dạng về sản phẩm, mà đây không phải là lợi thế của các doanh nghiệp Việt. Dự báo trong vòng 3-5 năm nữa, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng thuần Việt sẽ cực kỳ khó khăn.
Chính vì thế, để nâng cao vượt qua được những khó khăn trên, ông Phan Thế Ruệ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, trước hết các doanh nghiệp phải đề ra chiến lược cho hoạt động kinh doanh, dự báo được tương lai của ngành hàng để xác định nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp cũng phải mở rộng sản xuất, nghiên cứu, phát triển mẫu mã, sản phẩm, xúc tiến thương mại, cải thiện, nâng cao hệ thống quản trị doanh. Đặc biệt, doanh nghiệp phải thường xuyên cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, hiệp hội ngành nghề để Nhà nước có thể biết được tình hình doanh nghiệp nhằm đưa ra các chính sách tháo gỡ.