【kết quả cúp fa ngoại hạng anh】Lợi nhuận quý 4/2022 của nhiều ngân hàng "đi lùi"
Quý 4/2022,ợinhuậnquýcủanhiềungânhàngquotđilùkết quả cúp fa ngoại hạng anh doanh thu hợp nhất của Viettel Post đạt hơn 5 nghìn tỷ đồng | |
Lợi nhuận trước thuế 2022 của MSB tăng 14%, nợ xấu nhích nhẹ | |
Lợi nhuận doanh nghiệp năm 2022: Sáng- tối đan xen | |
Tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng 2023 dự báo sẽ giảm tốc |
Lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 của nhiều ngân hàng giảm mạnh. Biểu đồ: H.Dịu |
Theo ghi nhận tại báo cáo tài chính quý 4/2022 của các ngân hàng, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) có mức giảm mạnh nhất, lỗ 45 tỷ đồng, giảm 113% so với số lãi trước thuế 359 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021. Ngân hàng này lý giải, nguyên nhân là thu nhập từ hoạt động kinh doanh trái phiếu Chính phủ năm 2022 giảm do biến động lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này cũng giảm so với kỳ trước do chịu rủi ro về biến động tỷ giá.
Theo báo cáo tài chính của ABBank, nguồn thu chính là từ lãi thuần, tăng 22% so với năm trước, nhưng các nguồn thu ngoài lãi lại sụt giảm với lãi từ dịch vụ giảm 34%, còn 232 tỷ đồng, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 53%, còn 193 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong năm 2022, ABBank trích ra gần 249 tỷ đồng dự phòng rủi ro, cùng với các khoản dự phòng từ những quý trước đó, ngân hàng này đã chi tổng cộng gần 777 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Với kết quả này, tính chung cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt hơn 1.702 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2021 và chỉ đạt 55% mục tiêu đề ra.
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) cũng ghi nhận lợi nhuận tăng tới gần 48% trong năm 2022, đạt 21.219 tỷ đồng trước thuế nhưng động lực tăng trưởng này chủ yếu đến từ những tháng đầu năm, nhất là nhờ thỏa thuận độc quyền về hợp tác bảo hiểm, còn trong quý 4/2022, lợi nhuận trước thuế của VPBank giảm mạnh tới 47% so với cùng kỳ 2021, chỉ đạt 1.383 tỷ đồng.
Theo lý giải từ VPBank, lợi nhuận quý 4/2022 giảm chủ yếu do thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư riêng lẻ giảm gần 103% so với cùng kỳ 2021, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cũng bị lỗ 349 tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng quý 4 của VPBank tăng 31% so với cùng kỳ lên 7.320 tỷ đồng, chi phí hoạt động tăng tới 42% lên 4.065 tỷ đồng.
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), lợi nhuận cả năm 2022 tăng gần 38% so với năm trước nhưng lại ghi nhận tăng trưởng âm trong quý 4/2022 (-2%). Nguyên nhân do nhiều hoạt động kinh doanh của MB sụt giảm thu nhập trong quý 4, chẳng hạn như thu nhập từ dịch vụ giảm 9%, đạt hơn 1.223 tỷ đồng; kinh doanh ngoại hối giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lãi từ kinh doanh chứng khoán giảm đến 90%, kéo theo lũy kế cả năm giảm 36%, chỉ còn ghi nhận 141 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 60%... Ngoài ra, MB cũng tăng mạnh trích lập dự phòng trong quý 4 tới hơn 78%.
Với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 cũng đã giảm mạnh tới 48%, chỉ đạt hơn 623 tỷ đồng so với mức 1.205 tỷ đồng của quý 4/2021. Nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 4 của SHB giảm mạnh đến từ sự sụt giảm lợi nhuận từ mua bán chứng khoán đầu tư, khi chỉ còn đạt 33 tỷ đồng so với con số gần 219 tỷ đồng của quý 4/2021, thu nhập từ hoạt động khác cũng giảm mạnh tới hơn 84%...
Kết quả ảm đạm từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán đầu tư cũng khiến Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ 304 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 27,8 tỷ đồng của quý 4/2021. Đặc biệt, lợi nhuận từ mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 106 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 332 tỷ đồng, giảm tới 132%.
Trái ngược với các ngân hàng đi lùi lợi nhuận trong quý 4/2022, có không ít ngân hàng lãi đậm. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Quốc dân đã “lội ngược dòng” từ lỗ 203 tỷ đồng quý 4/2021 lên lãi 181 tỷ đồng trong quý 4/2022; Eximbank cũng ghi nhận lợi nhuận tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ lên mức 528 tỷ đồng; ngoài ra còn có các ngân hàng PGBank, BIDV, Sacombank… ghi nhận lãi.
Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán ACBS, trong những tháng cuối năm 2022, tình hình thị trường chứng khoán diễn biến kém thuận lợi khiến lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng sa sút, đồng thời thanh khoản thị trường bất động sản sụt giảm mạnh khiến hoạt động thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ ngoại bảng của các ngân hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, chi phí hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là chi phí cho nhân viên tiếp tục tăng lên do xu hướng chuyển đổi số khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ và thu hút nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu.
Chính vì thế, không ít nhận định cho rằng, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng đã chậm lại trong quý 4/2022 và có thể kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2023. Các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI dự báo, tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của toàn ngành ngân hàng có thể sẽ ở mức 10% hoặc bằng một phần ba mức tăng trưởng trung bình đạt được trong giai đoạn 2017-2021. Theo giới phân tích, tình hình kinh doanh của ngân hàng sang nửa cuối năm sẽ trở nên khả quan hơn khi rủi ro lãi suất và căng thẳng tỷ giá dịu bớt, vấn đề căng thẳng thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/867e296738.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。