Ngành Hải quan ra Chỉ thị hướng tới hải quan phi giấy tờ năm 2022 | |
Hải quan Đà Nẵng kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chính sách hải quan | |
Doanh nghiệp quan tâm đến chính sách hỗ trợ người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: N.Linh |
Theo đó, để thực hiện Chỉ thị số 384/CT-TCHQ ngày 8/2/2022 về việc đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan hướng tới hải quan phi giấy tờ năm 2022, Tổng cục Hải quan đã giao các đơn vị rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách.
Chẳng hạn, Vụ Pháp chế chủ trì rà soát hệ thống pháp luật hải quan để xác định các văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, quy trình quản lý hải quan hiện đại theo định hướng hải quan số, hải quan thông minh.
Cục Giám sát quản lý về hải quan rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về việc nộp chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh việc kết nối chia sẻ dữ liệu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các đối tác thương mại theo các Hiệp định, thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia; phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế đẩy mạnh việc xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử.
Rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính; tối ưu hóa quy trình, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Vụ Hợp tác quốc tế triển khai nội dung các hiện định, thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến sử dụng chứng từ điện tử trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của các nước để đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết quốc tế về chia sẻ, chấp nhận các chứng từ điện tử trong các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Cục Thuế xuất nhập khẩu rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tối ưu hóa quy trình, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp...
Định hướng của ngành Hải quan là đạt được mục tiêu cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030 và hoàn thiện môi trường làm việc điện tử (phi giấy tờ) trong công tác quản lý nhà nước về hải quan; xây dựng nền tảng Hải quan số dựa trên ứng dụng dữ liệu lớn (big data); hướng tới kết nối với các bên thông qua việc chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để tạo các dịch vụ Hải quan số; ứng dụng tối đa các công nghệ mới của cuộc cách mạng 4.0 để chủ động phấn đấu là đơn vị đi đầu trong kế hoạch chung về chuyển đổi số của Chính phủ, phấn đấu trở thành cơ quan Hải quan số hàng đầu trên thế giới trong giai đoạn 2026-2030.