【thongke tran dau】Sẽ mở đợt thầu mới để mua đủ số gạo dự trữ còn thiếu theo chỉ đạo của Thủ tướng
400.000 tấn gạo trong hạn ngạch vẫn chưa xuất khẩu | |
Xuất khẩu 400.000 tấn gạo: Có dấu hiệu bất thường,ẽmởđợtthầumớiđểmuađủsốgạodựtrữcònthiếutheochỉđạocủaThủtướthongke tran dau bỏ trúng thầu sang xuất khẩu | |
Xuất khẩu 400.000 tấn gạo: Không có sự tác động chủ quan của cán bộ hải quan! |
Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã chỉ đạo các cục Dự trữ Nhà nước khu vực tăng cường dự trữ thóc, gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Nếu doanh nghiệp tiếp tục bỏ thầu, sẽ báo cáo cấp trên
Chiều ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực. Trong cuộc họp này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng 190.000 tấn gạo, 90.000 tấn thóc và có thể mua cao hơn để dự trữ theo chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách.
Thực hiện chỉ đạo này, Tổng cục Dữ trữ Nhà nước đã đấu thầu rộng rãi việc mua dự trữ 190.000 tấn gạo, loại 15% tấm, gạo và dự kiến hoàn thành nhập kho trước ngày 15/6.
Tại văn bản gửi Bộ Công Thương ngày 3/4 tham gia ý kiến đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000/190.000 tấn gạo mua dự trữ năm 2020 nhưng sau đó có hiện tượng các doanh nghiệp trúng thầu kéo dài thời gian ký hợp đồng và không thực hiện đúng thương thảo hợp đồng.
Nhiều doanh nghiệp đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu lại gửi văn bản từ chối ký hợp đồng.
Ngày 13/4, hàng loạt đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước phải ra thông báo hủy kết quả trúng thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia. Lý do đều là nhà thầu không đến ký hợp đồng, từ chối cung cấp gạo.
Ông Đỗ Việt Đức – Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết, sắp tới, đơn vị này sẽ báo cáo cấp trên về việc hủy đợt thầu vừa diễn ra, đồng thời sẽ tiến hành đợt thầu mới ở 22 cục Dự trữ trên cả nước. Kế hoạch sẽ được báo cáo cụ thể. Doanh nghiệp bỏ hợp đồng khi đã trúng thầu sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Đấu thầu.
Chia sẻ về nguyên nhân doanh nghiệp bỏ thầu, ông Đức cho hay, tại thời điểm mở thầu thì giá được và nguồn cung đảm bảo, nhưng một số ngày, doanh nghiệp đưa ra lý do rằng diễn biến giá trên thị trường tăng, nguồn cung không đảm bảo nên không mua được gạo, không cung ứng được.
Việc mở đợt đấu thầu mới, Tổng cục Dự trữ nhà nước sẽ phải làm ngắn nhất về thời gian và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, cố gắng theo quy định trong vòng 10 ngày để đấu thầu và mua được đủ số gạo theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiếp tục bỏ hợp đồng, sẽ báo cáo các cơ quan cấp trên.
Quy trình chặt chẽ theo Luật Đấu thầu
Được biết, quy trình đấu thầu được diễn ra khá chặt chẽ theo pháp luật đấu thầu. Trước khi mở thầu, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã tiến hành khảo sát giá thị trường, tính toán các chi phí sản xuất, trình Bộ Tài chính đưa ra mức giá mua tối đa.
Tổng cục Dự trữ nhà nước cũng đã ban hành công văn hướng dẫn tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020, trong đó hướng dẫn chi tiết về đăng tải thông tin trong đấu thầu; xây dựng, thẩm định, phê duyệt và phát hành hồ sơ mời thầu; trình tự, tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn thầu…
Trong đó, để các đơn vị có thời gian đăng tin và chuẩn bị công tác đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã chỉ đạo các cục Dự trữ nhà nước đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trên Báo Đấu thầu, bảo đảm nội dung, thời gian đăng tải thông tin đúng quy định.
Tổng cục Dự trữ nhà nước đã chỉ đạo các cục Dự trữ nhà nước khu vực tập trung đánh giá hồ sơ dự thầu, hoàn thiện ký kết, thực hiện hợp đồng mua gạo nhập kho dự trữ quốc gia trong thời gian sớm nhất, đồng thời đảm bảo các mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện chủ động theo dõi, nắm tình hình thị trường lương thực để có đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tăng, giảm giá mua kịp thời; bảo đảm nguyên tắc lương thực nhập kho dự trữ quốc gia đủ số lượng, đúng chất lượng, giá mua sát với giá thị trường và tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Để bảo đảm sẵn sàng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mua lúa, gạo, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã giao nhiệm vụ cho các cục Dự trữ nhà nước khu vực rà soát, có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện liên quan đến kho tàng, công cụ, dụng cụ, vật tư kê lót, bảo quản để bảo đảm hàng nhập kho được bảo quản kịp thời theo đúng quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
(责任编辑:Cúp C2)
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét
- Đắk Lắk: Chú voi rừng chết bất thường, nằm 'chỏng chơ' bên mép ao
- Dự báo thời tiết ngày 30/3/2016
- Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 13/4/2016
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- Huy động hàng chục nghìn cán bộ chiến sĩ đảm bảo an ninh APEC
- Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 6/4
- Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 4/4/2016
- Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- Phó bí thư Đồng Nai Mỹ Thanh: Sợ sai thì không làm được gì hết
- 6 vấn đề 'nóng' đang chờ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải quyết
- Thủ tướng dự chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi bài ca tháng Mười’
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Liên tiếp 2 trận động đất mạnh ở Nhật Bản
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Tin tức thời sự 24h ngày 6/4
- Bộ trưởng Y tế: Nguy cơ vỡ quỹ BHYT sau 2019
- Thôi Tổng Thanh tra, ông Phan Văn Sáu làm Bí thư Sóc Trăng
- Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- Dự báo thời tiết ngày mai 2/4/2016