当前位置:首页 > Cúp C1

【hải phòng vs viettel】Chuyển cuộc gọi đòi nợ tới đường dây nóng Bộ Công an, 1 người bị phạt 7,5 triệu đồng

Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới trên Căn cước công dân gắn chip Bộ Công an không có chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm

Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,ểncuộcgọiđòinợtớiđườngdâynóngBộCônganngườibịphạttriệuđồhải phòng vs viettel5 triệu đồng đối với anh P.Q.T. (29 tuổi, ở TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý theo quy định của pháp luật.

Quyết định xử phạt căn cứ khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo công an, từ tháng 10/2022, anh T. vay tiền qua nhiều ứng dụng, nhưng chưa có khả năng thanh toán.

Chuyển cuộc gọi đòi nợ tới đường dây nóng Bộ Công an, 1 người bị phạt 7,5 triệu đồng
Để tránh bị làm phiền, nam thanh niên ở Thái Nguyên đã chuyển cuộc gọi từ nhân viên đòi nợ tới đường dây nóng Bộ Công an.

Tháng 11/2022, nhân viên thu hồi nợ liên tục gọi điện đòi nợ. Để tránh bị làm phiền, người này đã sử dụng điện thoại cá nhân để chuyển tiếp cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiếp nhận, xử lý tin báo của cơ quan chức năng.

Ngoài việc bị phạt tiền, anh T. còn phải cam kết không tái phạm hành vi vi phạm nêu trên.

Tương tự, mới đây, Công an huyện Sơn Động và huyện Việt Yên, Bắc Giang cũng vừa ra quyết định xử phạt Hoàng Tuấn H. (sinh năm 1989, trú tại xã Thanh Luận, huyện Sơn Động) và Nguyễn Đức Y. (SN 1990, trú tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên) tổng 15 triệu đồng vì chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an.

Hiện Hoàng Tuấn H. và Nguyễn Đức Y. đã hoàn thành việc nộp phạt.

Theo điều tra, cuối tháng 12/2022, do cần tiền chi tiêu cá nhân nên Hoàng Tuấn H. đã vay tiền qua một số App trên điện thoại di động. Do chậm trả, H. bị các đối tượng sử dụng số điện thoại lạ (sim rác) nhắn tin, gọi điện đòi nợ. Không những thế, Hoàng Tuấn H. còn bị các đối tượng đòi nợ ghép ảnh vào các thông báo đòi nợ gửi cho bạn bè, người thân.

Chuyển cuộc gọi đòi nợ tới đường dây nóng Bộ Công an, 1 người bị phạt 7,5 triệu đồng
Công an làm việc với Nguyễn Đức Y.

Đến tháng 2/2023, các đối tượng lạ liên tục gọi điện đòi nợ với tần suất nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống nên H. đã lên mạng tìm kiếm cách khắc phục. Quá trình tìm kiếm, Hoàng Tuấn H. thấy bài viết về việc chuyển hướng cuộc gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an nên làm theo. Hành vi của H. gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiếp nhận, xử lý tin phản ánh qua đường dây nóng.

Đối với Nguyễn Đức Y., khoảng tháng 11/2022, thông qua một App cho vay tiền, Y. đăng ký vay 5 triệu đồng. Mặc dù Y đã trả hết nhưng đến cuối tháng 1/2023, Y. liên tục bị các đối tượng sử dụng sim rác nhắn tin, gọi điện đòi nợ. Sau đó, Y. cũng sử dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi của các số máy lạ đến số điện thoại đường dây điện thoại nóng của Bộ Công an.

Qua điều tra, công an xác định Hoàng Tuấn H. và Nguyễn Đức Y. có hành vi “Thu thập, sử dụng thông tin của tổ chức mà không được sự đồng ý theo quy định của pháp luật”, quy định tại Điểm e, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Lực lượng công an khuyến cáo, để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, thông suốt của đường dây nóng Bộ Công an, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tuyệt đối không được gọi điện quấy rối, trêu đùa, nháy máy, chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Công an nói chung và các đường dây nóng khác nói riêng.

Thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm này.

分享到: