Còn đó thách thức
Theỗlựcđểloạitrừbệnhsốtrébảng xếp hạng giải yo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 10 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác phòng, chống sốt rét.
Hiện sốt rét vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh. |
Năm 2019, số người có ký sinh trùng sốt rét giảm 50% so với năm 2015 (4.665/9.331), không có trường hợp tử vong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra.
Có 25 tỉnh, thành phố không phát hiện trường hợp bệnh sốt rét lan truyền tại chỗ trong 5 năm liền và được ngành Y tế địa phương duy trì hệ thống giám sát sốt rét tốt, đảm bảo yêu cầu chuyên môn về phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai, đạt các tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, hiện công tác phòng chống sốt rét vẫn đang có những thách thức nhất định. Cụ thể, bệnh sốt rét có nguy cơ bùng phát gia tăng số mắc, số chết, gây dịch do ký sinh trùng sốt rét còn cao ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Chưa kể, việc biến động dân số khó kiểm soát giữa các địa phương từ vùng không còn sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành khiến cho bệnh cũng khó được kiểm soát.
Theo PGS.TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương, khó khăn hiện nay với Việt Nam trong đẩy lùi sốt rét là vấn đề ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang có nguy cơ lan rộng.
Bên cạnh đó, chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tại tuyến cơ sở của nhiều địa phương chưa cao. Đặc biệt, những địa phương có bệnh sốt rét giảm thấp nhiều năm thì chính quyền tại đây còn chưa quan tâm đúng mức.
"Một khó khăn nữa là hiện nay nguồn kinh phí cho phòng chống sốt rét đang giảm dần do nguồn kinh phí viện trợ của quốc tế giảm", PGS.TS Trần Thanh Dương nói.
Xử lý dứt điểm ổ dịch
Để loại trừ sốt rét, các địa phương có bệnh sốt rét lưu hành, đặc biệt là các vùng trọng điểm về sốt rét và sốt rét kháng thuốc, chính quyền các cấp và ngành Y tế địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hàng năm cho công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét theo phân cấp, đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho công tác phòng chống và loại trừ sốt rét ở địa phương.
Khi phát hiện ổ bệnh phải xử lý ngay nhằm ngăn chặn và cắt đứt nguồn lây nhiễm ra cộng đồng. Duy trì ổn định những thành quả giảm mắc, giảm chết do bệnh sốt rét gây ra và thực hiện đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét theo lộ trình.
Các tỉnh đã loại trừ bệnh sốt rét cần tiếp tục triển khai các hoạt động giám sát nhằm duy trì tình trạng không có sốt rét, tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sốt rét ngoại lai và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo PGS. TS Trần Thanh Dương, hiện nay sốt rét vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh như giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, phát quang bụi rậm, không để ao tù nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước; phun thuốc diệt muỗi...
Khi có các biểu hiện sốt không thành cơn, hay ớn lạnh, kéo dài liên tục, da vàng, xanh xao, thiếu máu, gan lách to, cơ thể suy nhược; rét run, sốt cao và vã mồ hôi; thân nhiệt tăng nhưng bệnh nhân lạnh dữ dội, run, nổi da gà, đau đầu, nôn mửa, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, khát nước… người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.