当前位置:当前位置:首页 > Cúp C1 > 【top vua phá lưới】Bảo lãnh thông quan 正文

【top vua phá lưới】Bảo lãnh thông quan

[Cúp C1] 时间:2025-01-26 00:09:52 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:111次
bao lanh thong quan cong cu huu hieu tao thuan loi thuong maiHơn 200 đại biểu sẽ tham dự Hội thảo bảo lãnh thông quan
bao lanh thong quan cong cu huu hieu tao thuan loi thuong maiBộ Tài chính lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan
bao lanh thong quan cong cu huu hieu tao thuan loi thuong maiSẽ xây dựng Nghị quyết để thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan
bao lanh thong quan cong cu huu hieu tao thuan loi thuong maiNhững bước đi để thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
bao lanh thong quan cong cu huu hieu tao thuan loi thuong mai
Bảo lãnh thông quan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Ảnh: N.Linh.

Ngày càng nhiều quốc gia áp dụng cơ chế BLTQ

Ngày nay,ảolãnhthôtop vua phá lưới nhiều quốc gia công nhận BLTQ là một biện pháp tạo thuận lợi thương mại hiệu quả và giải pháp này từ lâu đã được đưa vào các hiệp định thương mại quốc tế với các tên gọi khác nhau như “cam kết bảo lãnh” (Surety) hay “công cụ đảm bảo” (security instruments) hay “một đảm bảo” (guarantee). Đây không phải là tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu nên có thể áp dụng theo nhiều hình thức và cách tiếp cận khác nhau, phụ thuộc vào hệ thống pháp lý của mỗi nước và quyết định của các cơ quan quản lý.

Các quốc gia đang phát triển thường đưa ra rất nhiều loại bảo lãnh khác nhau dùng cho nhiều mục đích chi tiết khác nhau. Trong khi các quốc gia phát triển đã đi qua giai đoạn này và phát triển BLTQ ở mức tinh gọn hơn nhưng lại bao quát hơn ở nhiều lĩnh vực.

Chẳng hạn, tại Canada, từ năm 1867, đã sử dụng bảo lãnh thuế quan như là một công cụ để kiểm soát ngăn chặn buôn lậu và đảm bảo tính tuân thủ của các đối tượng tham gia; các loại hình của BLTQ đều được Chính phủ Canada quy định rõ ràng trong pháp luật hải quan. Một số loại hình BLTQ phổ biến được áp dụng tại Canada như: Bảo lãnh trong quá trình vận chuyển, bảo lãnh ở kho ngoại quan, bảo lãnh giấy phép hoạt động của đại lý hải quan, bảo lãnh giải phóng hàng hóa, bảo lãnh hàng tạm nhập…

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chính thức đưa vào hoạt động Hệ thống An toàn Sản phẩm từ năm 2012 với mục tiêu khắc phục tất cả bất cập làm cản trở thông thương trong việc cấp giấy phép trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa XNK liên quan đến các vấn đề sức khỏe, an ninh, môi trường…

Hàn Quốc cũng có bảo lãnh liên quan đến hoạt động XNK. Tuy nhiên chỉ triển khai bảo lãnh để đảm bảo thanh toán thuế, phí và không yêu cầu bảo lãnh trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành khác. Bảo lãnh thuế của Hàn Quốc được sử dụng để chống lại thất thu thuế trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán, nhất là đối với trường hợp áp dụng chế độ hoãn nộp thuế (thuế nội địa, thuế hải quan…). Trong đó, với thuế nội địa, thời hạn bảo lãnh sẽ là thời hạn yêu cầu thanh toán của cơ quan thuế + 30 ngày và số tiền bảo lãnh phải lớn hơn 110% số tiền mà cơ quan thuế yêu cầu; với hải quan, số tiền bảo lãnh sẽ lớn hơn số tiền được cơ quan Hải quan yêu cầu và thời hạn bảo lãnh là 15 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan thông quan.

Kenya – một quốc gia châu Phi kém phát triển cũng đã có một hệ thống BLTQ khá hoàn thiện với nhiều loại bảo lãnh khác nhau, dùng cho nhiều mục đích khác nhau, như: Bảo lãnh chuyển tải, Bảo lãnh kho bãi, bảo lãnh Khu chế xuất, bảo lãnh hoạt động sản xuất, bảo lãnh tạm nhập,…

Tại Hoa Kỳ, qua gần 80 năm phát triển, hệ thống BLTQ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và cho tới ngày nay được xem là hệ thống tiên tiến nhất. BLTQ của Hoa Kỳ không chỉ bảo lãnh về thuế phí mà còn bảo lãnh tất cả các nghĩa vụ chuyên ngành khác liên quan áp dụng trên lô hàng. Ở đó, tất cả các lô hàng NK thương mại có trị giá từ 2.500 USD trở lên đều phải NK dưới một BLTQ hoặc một hình thức đảm bảo phù hợp khác.

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) yêu cầu bảo lãnh để đảm bảo rằng nhà NK hoặc bất kỳ bên liên quan nào trong lĩnh vực NK sẽ tuân thủ mọi quy định của Hải quan cũng như của các cơ quan khác. Bảo lãnh phục vụ như một công cụ bảo vệ thực thi của các cơ quan chức năng, bảo đảm cả việc nộp thuế phí và tuân thủ với luật định liên quan.

BLTQ sẽ đảm bảo cho tất cả các nghĩa vụ của nhà NK xuyên suốt toàn bộ quá trình NK hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kiểm tra sau thông quan và các thanh kiểm tra khác để xác định tính chính xác của mã HS hay tính phù hợp của giấy chứng nhận xuất xứ - là những yếu tố có thể dẫn đến mức thuế tăng thêm. Ngay cả trong trường hợp nếu nhà NK biến mất hoặc mất khả năng thanh toán cho CBP, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán theo bảo lãnh. Nghĩa vụ chấm dứt khi CBP thanh lý tờ khai NK.

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ những lợi ích mà BLTQ mang lại, hiện nay, cơ chế BLTQ sẽ được nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành mà có thể áp dụng bảo lãnh ở nhiều lĩnh vực khác.

Để tránh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, quy trình thủ tục hải quan và chính sách quản lý của các bộ, ngành, việc triển khai cơ chế BLTQ dự kiến chia thành 3 giai đoạn:

Thí điểm (dự kiến 2 năm 2021-2022): Trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, sẽ lựa chọn áp dụng cơ chế bảo lãnh đối với một số loại hình trên cơ sở kế thừa các hình thức bảo lãnh đã được áp dụng và thí điểm áp dụng đối với một số loại hình mới, đồng thời mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động bảo lãnh, như: bảo lãnh nộp thuế (hàng kinh doanh, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, bảo lãnh cho việc chậm nộp Giấy chứng nhận xuất xứ, bảo lãnh cho việc đưa hàng hóa về bảo quản.

Mở rộng (2022-2023): Việc triển khai mở rộng các loại hình có thể được áp dụng ngay trong giai đoạn thí điểm hoặc sau khi tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động trong giai đoạn thí điểm, việc mở rộng thí điểm dự kiến áp dụng bảo lãnh thông quan đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác (như: tham dự hội chợ triển lãm, sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành; thi công công trình,…); bảo lãnh cho đưa về bảo quản để chờ cấp giấy phép NK của các bộ, ngành đối với một số mặt hàng, lĩnh vực; bảo lãnh trong các trường hợp có tranh chấp trong việc áp dụng chính sách quản lý, chính sách thuế giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp (chờ tham vấn giá, chờ xác định mã số, thuế suất; chờ kết quả giám định chất lượng, chủng loại,…),…

Chính thức (dự kiến từ 2024): Trên cơ sở tổ chức đánh giá tình hình triển khai thí điểm trong 2 giai đoạn nêu trên, Nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư và các quy trình nghiệp vụ) và Hệ thống công nghệ thông tin để triển khai chính thức Hệ thống BLTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, NK của các loại hình khác, như: gia công, chế xuất, sản xuất xuất khẩu và các trường hợp hàng hóa là nguyên liệu NK để trực tiếp phục vụ sản xuất thuộc diện miễn áp dụng các chính sách quản lý tại khâu NK, nhưng phải quản lý sau khi sản xuất thành sản phẩm và trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, cũng như các loại hình hàng hóa xuất khẩu, NK khác.

Tuy nhiên, để có thể triển khai được cơ chế BLTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, NK cần phải rà soát, sửa đổi một số văn bản Luật để tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện.

Ông Eric Miller - Cố vấn Cấp cao Dự án BLTQ tại Việt Nam:

Việt Nam là quốc gia đầu tiên được GATF triển khai dự án vào năm 2016 và giữ nguyên vị trí tiên phong cho toàn bộ sáng kiến này. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc thiết kế một chương trình thí điểm BLTQ vào tháng 9/2018. Nhóm dự án đang làm việc chặt chẽ với Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm cũng như các DN bảo hiểm tư nhân và các công ty XNK để chuẩn bị chương trình thí điểm. Chúng tôi tin rằng các giải pháp cụ thể để triển khai chương trình thí điểm sẽ sớm được trình Quốc hội xem xét trong thời gian sắp tới. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất vừa cố gắng tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo sự an toàn, an ninh cũng như nguồn thu ngân sách quốc gia. Chính vì vậy, BLTQ củng cố các quy trình đánh giá rủi ro thông qua việc huy động cộng đồng bảo hiểm tham gia giám sát để xác định những công ty nào tuân thủ nghiêm túc pháp luật.

Ông Robert S.Kielbas - Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển Toàn cầu Tập đoàn Bảo hiểm Roanoke:
Tại Hoa Kỳ, hệ thống BLTQ là một phần quan trọng mang đến thành công trong lĩnh vực hoạt động thương mại hải quan và được coi như “tiêu chuẩn vàng” của thế giới. Cơ quan Hải quan có thể thông quan hàng hóa ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu thương mại, cùng lúc đó phân loại và tạm hoãn việc ra quyết định đối với mặt hàng chịu thuế, không chịu thuế, và những gì đủ tiêu chuẩn thông qua. BLTQ là một công cụ quan trọng để tạo thuận lợi thương mại và dòng chảy thương mại xuyên biên giới.

PV (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接