Thực trạng vi phạm nhãn mác hàng hóa,ấcmơgấcViệtvớinguycơbịchặnlạitrênthịtrườngnộiđịu19 slovenia hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay là một vấn nạn xã hội chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày một gia tăng. Không loại trừ một mặt hàng nào, hàng giả hàng nhái bám sát và neo đậu từ những sản phẩm giá thành thấp đến những sản phẩm có giá trị cao.
Và tất nhiên, người tiêu dùng luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ mua phải hàng giả, hàng nhái và doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng vô cùng hoang mang khi uy tín bị ảnh hưởng.
Với giá trị mang lại về sức khỏe cho con người cũng như giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, giấc mơ gấc Việt được các chuyên gia đánh giá là có khả năng “cất cánh” tới các thị trường lớn trên thế giới, và đóng góp đáng kể vào nhóm các thương hiệu nông sản tiêu biểu của Việt Nam.
Tuy nhiên, “giấc mơ gấc Việt” đang có nguy cơ bị chặn lại vì trên thị trường nội địa đã và đang xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả, làm nhái gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín thương hiệu và giá trị kinh tế của các nhà sản xuất chân chính.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cùng đề cập đến các cơ hội phát triển các sản phẩm tinh chế từ trái gấc đối với thị trường trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
Bên cạnh sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng, vấn đề nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu và quản trị thương hiệu được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình trước sóng gió thị trường.
Trao đổi tại buổi tọa đàm, là một trong những doanh nghiệp phải đối đầu với nạn hàng giả, hàng nhái, ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc Công ty VNPoFood cho biết, bên cạnh việc tập trung cho chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, VNPoFood luôn nỗ lực thực hiện công tác quản trị thương hiệu, kiểm soát các kênh phân phối và theo dõi thị trường. Tuy nhiên, vấn nạn vi phạm nhãn mác, hàng giả, hàng nhái ngày một diễn ra phức tạp và tinh vi hơn.
“Chúng tôi cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng và sự đồng hành của người tiêu dùng. Việc bảo vệ thương hiệu, đấu tranh với những vụ việc vi phạm nhãn mác, hàng giả hàng nhái không chỉ vì doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng người tiêu dùng, với những người đã tin tưởng và tiêu dùng sản phẩm của chúng tôi”, Giám đốc Công ty VNPoFood nhấn mạnh.
Một giải pháp nữa được xem là hiệu quả và đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh và đẩy lùi vấn nạn này chính là nhận thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thể hiện trách nhiệm từ quyết định lựa chọn tiêu dùng dựa trên sự nhận thức và hiểu biết đầy đủ đến thái độ và hành vi của mình sẽ góp phần hạn chế cơ hội sống của các sản phẩm nhái nhãn mác, hàng giả kém chất lượng.
Đó chính là một thế kiềng 3 chân trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng (Cơ quan chức năng - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng). Củng cố và tăng cường vai trò của 3 thế kiềng này, sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác xử lý và ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
- Xem trọn vẹn giải Copa America 2024 trên ứng dụng truyền hình TV360
- Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 10/7/2024
- Nhiều địa phương chủ động hoàn thuế cho doanh nghiệp
- Hà Nội: Chi cục Thuế Long Biên hỗ trợ hơn 50 trường hợp quyết toán thuế
- Xác định 4 đội vào bán kết giải U13 toàn quốc 2024
- TP.HCM: 23 cảng biển, kho hàng đã triển khai VASSCM
- Gia Lai: Phát hiện ‘bác sĩ dỏm’ tốt nghiệp ngành văn hoá, ra đời hành nghề y
- Lai Châu: Công an xã Tà Mung thu hồi 9 súng kíp, 1 súng hơi tự chế
- Link xem trực tiếp CH Séc vs Thổ Nhĩ Kỳ
- Đầu tư dự án vào Côn Đảo được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp