Đây là một trong 12 Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia vừa được Bộ Y tế ra quyết định thành lập ở khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Tại Hà Nội,àNộisắpvậnhànhTrungtâmhồisứsoi kèo rennes trung tâm gồm 500 giường, được xây dựng tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đang xây dựng tại Yên Sở
Trung tâm này là tuyến cuối trong điều trị người bệnh Covid-19 tại khu vực Hà Nội, thực hiện thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch do các cơ sở y tế khác chuyển đến.
Đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các cơ sở khác trong khu vực.
Bộ trưởng Y tế giao PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội huy động nguồn nhân lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, và TP. Hà Nội cùng các nguồn hợp pháp khác để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trên địa bàn Hà Nội, ngoài trung tâm nói trên còn có 2 trung tâm khác nâng cấp từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Phổi Trung ương.
Trước đó, hầu hết bệnh nhân Covid-19 nặng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Hiện Bộ Y tế cũng đã yêu cầu bệnh viện nhanh chóng nâng công suất giường bệnh, đặc biệt khu vực hồi sức để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nặng.
Tại miền Bắc, cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cũng được thiết lập thành các Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19, lần lượt có quy mô 1.000 giường và 500 giường.
Tính đến chiều 2/8, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.345 ca Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 821 ca.
Danh sách 12 Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia trên cả nước:
Thúy Hạnh
Cả ngày 2/8 có 7.455 ca Covid-19, huy động 10.000 người hỗ trợ chống dịch
Chiều 2/8, Việt Nam ghi nhận thêm 4.254 ca Covid-19, nâng tổng số mắc cả nước lên trên 161.000 bệnh nhân.