Thành phố Hà Nội dự kiến mở mới từ 90-100 tuyến buýt; trong đó,àNộidựkiếnmởthêmtừthứ hạng của fc viktoria plzeň có 10 tuyến phục vụ học sinh, sinh viên, công nhân. Đồng thời, mở rộng vùng phục vụ, hướng đến các xã có nhu cầu đi lại lớn và đủ điều kiện đáp ứng cho vận tải hành khách công cộng hoạt động. Là đơn vị chủ lực trong lĩnh vực phát triển vận tải hành khách công cộng của thành phố, nhiều năm qua, Tổng công ty Vận tải Hà Nội thực hiện nhiều chương trình, đề án nhằm mở thêm các tuyến buýt mới, nhánh tuyến, tăng cường kết nối mạng lưới giữa các khu đô thị và khu vực dân cư, nâng cao hiệu quả khai thác phục vụ nhân dân trong việc đi lại bằng phương tiện công cộng; đảm bảo mục tiêu và yêu cầu của thành phố đề ra. Giai đoạn từ năm 2016-2019, Tổng công ty đã mở mới 33 tuyến buýt, mở rộng thêm 15 nhánh trên các tuyến hiện có; trong đó, có một số tuyến buýt gom kết nối các khu đô thị với mạng lưới xe buýt chung của thành phố, kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài, tuyến buýt nhanh BRT, còn lại hầu hết các tuyến buýt mở rộng vùng phục vụ đến các huyện phía Tây, Tây Nam thành phố như Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Quốc Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức… Các tuyến mở mới hoạt động an toàn, ổn định, sản lượng hành khách tăng dần theo thời gian. Điển hình như các tuyến: 103 từ Mỹ Đình - Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), 108 từ Bến xe Thường Tín - Minh Tân (huyện Phú Xuyên) được đông đảo người dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Tính đến thời điểm tháng 9/2017, Tổng công ty đã hoàn thành mục tiêu “xóa vùng trắng” xe buýt có trợ giá tại các huyện ngoại thành của Hà Nội. Đây cũng là giai đoạn mạng lưới xe buýt của Thủ đô được phát triển mạnh mẽ nhất từ trước cho đến nay. Thời gian tới, Tổng công ty Vận tải Hà Nội tiếp tục rà soát, tính toán, sau đó sẽ báo cáo các sở, ngành liên quan và UBND thành phố phương án điều chỉnh, mở mới các tuyến buýt đến những xã chưa có xe buýt phục vụ bằng phương tiện có kích cỡ phù hợp hoặc khi hệ thống đường sá ở các địa phương nơi đây đủ điều kiện vận hành xe buýt an toàn. Theo TTXVN |