发布时间:2025-01-10 18:41:37 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Thu nhập bình quân đầu người lên đến vài chục triệu đồng/năm,đẹplnơiđngsốlịch thi đấu bóng đá cúp quốc gia đức đường làng có xe bốn bánh chạy bon bon, còn trước nhà với hai bên đường thì có cây xanh, hoa khoe sắc rực rỡ quanh năm và còn nhiều thứ tiện nghi khác đã tạo nên bức tranh nông thôn Hậu Giang trong mùa xuân càng tươi mới, khởi sắc.
Ông Võ Văn Thưởng (thứ 3, từ phải sang), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm và hình ảnh hoạt động trong xây dựng NTM của Hậu Giang tại hội nghị sơ kết 10 năm xây dựng NTM toàn quốc được tổ chức tại tỉnh Nam Định.
Từ bức tranh nông thôn hiện hữu chính là minh chứng cụ thể cho những điểm sáng nông thôn mới (NTM), nông thôn mới nâng cao ngày một nhân rộng nhiều thêm, mang sức lan tỏa mạnh mẽ, qua đây đã và đang tạo nên một vùng quê Hậu Giang đáng sống khi mang tới sự ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Vùng quê đáng sống
Khi những tờ lịch cuối cùng của năm Kỷ Hợi 2019 được gỡ xuống, cũng là lúc người dân Hậu Giang hối hả mua sắm tết. Điểm nổi bật ở nông thôn vào những ngày cận tết chính là những khu chợ quê ngày càng trở nên sung túc không khác gì so với chợ thành thị, nhờ được đầu tư mới khang trang, với nhiều loại hàng hóa đã tạo ra không khí rộn ràng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (thứ 2 từ trái sang) thăm gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Hậu Giang tại Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng NTM vùng ĐBSCL được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu.
Đang khẩn trương sắp xếp bánh, mứt vào đầy các khoan chứa để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân vào dịp tết, ông Nguyễn Văn Phi, tiểu thương tại chợ Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cho biết chắc năm nay không khí mua bán trong dịp tết tại chợ này sẽ nhộn nhịp hơn. Bởi, đây là năm đầu tiên bà con được di dời từ khu chợ cũ xập xệ cách đây khoảng 100m để về buôn bán trong khu chợ vừa được đầu tư mới khang trang, sạch sẽ nên ai nấy đều phấn khởi.
“Có thể thấy, khi chợ được xây mới khang trang thì người dân cũng đầu tư mua bán nhiều mặt hàng từ quần áo đến các vật dụng phục vụ nhu cầu trong gia đình nên tết năm nay bà con ở đây sẽ hạn chế ra chợ thành phố nhiều lắm. Bởi gần như ở Vị Thanh có gì thì chợ nông thôn này cũng không thiếu mấy. Đúng là, khi Hỏa Lựu được đầu tư xây dựng NTM và được công nhận xã đạt chuẩn vào đầu năm 2019 thì có nhiều đổi mới so với trước kia, mà cụ thể là chợ xã và nhiều công trình kèm theo đã tạo môi trường sống ở nông thôn ngày càng tốt hơn trên nhiều mặt”, ông Phi chia sẻ.
Việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với từng vùng đã góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân nông thôn.
Bên cạnh điểm son về chợ xã thì vào thời điểm này, về các vùng quê sẽ được lưu thông trên những tuyến đường giao thông nông thôn được nhựa hoặc bê tông phẳng phiu. Ngoài ra, hình ảnh chiếc cầu khỉ khó đi ngày nào giờ chỉ còn trong ký ức người dân, bởi thay vào đó là những cây cầu bằng xi măng kiên cố rộng rãi.
Nhấp ly trà nóng, xung quanh có đầy bánh mứt của ngày xuân, ông Lê Minh Trí (85 tuổi), ở ấp Khánh An, xã Phú An, huyện Châu Thành, phấn khởi kể về sự đổi thay của quê hương mình. Ông Trí cho biết là cách nay khoảng 5 năm thôi, khi đó ở đây còn nhiều cầu khỉ, đường thì sình lầy. Lúc này, tụi con nít chưa đến tuổi đi học thì đâu biết xe 4 bánh ra làm sao. Thế nhưng, nhờ địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM nên đường sá, cầu kỳ được mở rộng thênh thang, xe 4 bánh chạy bon bon ngang trước nhà, một điều ít ai dám nghĩ nhưng lại có thật trong lúc này. Mặt khác, khi xã nhà đạt chuẩn NTM thì con cháu được học trong ngôi trường mới đạt chuẩn với đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra, điện thì được phủ khắp, trạm y tế có bác sĩ phục vụ... Ở nông thôn mà vừa đầy đủ tiện nghi, vừa có cảnh quan xanh mát như vầy thì có ai mà muốn đi thành phố. Ngược lại, người thành phố còn muốn né tránh sự ồn ào, oi bức của phố thị nên khoảng hai năm gần đây họ thường về quê ăn tết và dẫn theo con, cháu, người quen nhiều hơn trước.
Đường giao thông, nhà cửa khang trang, cảnh quan môi trường sạch đẹp đã tạo nên bức tranh nông thôn đáng sống tại nhiều vùng quê trên địa bàn tỉnh.
Không chỉ có cơ sở hạ tầng, về vùng quê bây giờ, điều dễ nhận thấy nhất chính là những ngôi nhà tường được mọc lên san sát từ nguồn thu của những vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa, rau màu phía sau nhà. Với những đổi thay này cho thấy cuộc sống người dân nông thôn đang bắt nhịp nhanh với tốc độ phát triển của đô thị, nhất là mức thu nhập bình quân đầu người nhờ nhiều mô hình sản xuất tập trung và ứng dụng công nghệ cao để mang lại hiệu quả kinh tế.
Đang rảo quanh thăm 5ha lúa vàng óng của gia đình trong mô hình cánh đồng lớn dưới ánh nắng chiều xuân, ông Dương Văn Nhỏ, ở ấp Trường Bình A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Nhờ tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM mà hệ thống đê bao, cống, đập, trạm bơm được đầu tư hoàn chỉnh, từ đó giúp nông dân không còn cảnh thức khuya dậy sớm để canh nước như trước. Mặt khác, làm ruộng bây giờ cũng khỏe hơn vì mọi khâu gần như được cơ giới hóa. Còn lợi nhuận thì cũng tăng lên do giảm nhiều chi phí đầu tư bằng cách áp dụng biện pháp “1 phải 5 giảm” và tới đây là sản xuất lúa thông minh. Riêng ruộng lúa của tôi, từ khi tham gia mô hình cánh đồng lớn đều cho năng suất từ 900kg đến hơn 1 tấn lúa/công/vụ. Tùy theo giá cả vào từng thời điểm mà thu được lợi nhuận từ 20-30 triệu đồng/ha, nhờ vậy cuộc sống gia đình ngày một khấm khá, có điều kiện lo cho con cái học hành và cất được căn nhà tường khang trang như bây giờ”.
Vùng chuyên canh khóm xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.
Khi bắt tay vào xây dựng NTM, các ngành chức năng và địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo đúng tiềm năng, lợi thế của từng vùng nhằm phát huy hiệu quả sản xuất, trong đó đã tập trung phát triển thủy sản, cây ăn trái và trồng lúa, đồng thời dần hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn và chuyên canh.
Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, cho biết: Xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh; kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, là thu nhập bình quân đầu người và đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung và tạo ra những sản phẩm chủ lực riêng như: vùng khóm Cầu Đúc gắn với du lịch cộng đồng; quýt đường Long Trị; mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa tại huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp; vùng nuôi thủy sản cá da trơn ở thị xã Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp hay vùng trồng cam sành theo hướng VietGAP... Từ việc hình thành những vùng sản xuất đã giúp các địa phương trong tỉnh làm cơ sở lựa chọn được sản phẩm đặc trưng riêng của mình để đăng ký sản phẩm OCOP trong xây dựng NTM.
Sức lan tỏa mạnh mẽ
Từ một địa phương có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhưng với sự quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, cộng với sự đồng thuận của người dân và ủng hộ của doanh nghiệp mà phong trào xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh từng bước được lan tỏa sâu rộng. Qua đây, giúp Hậu Giang đạt mục tiêu về số xã đạt chuẩn NTM và số xã đạt tiêu chí qua từng năm, từng giai đoạn.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin: Để đưa phong trào xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu và phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM thì giải pháp được Hậu Giang thực hiện thường xuyên là làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Còn trong quá trình triển khai, địa phương thực hiện theo tinh thần là “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng khi công nhận các tiêu chí NTM để đảm bảo tính bền vững”. Từ sự hài lòng của người dân đã hỗ trợ cho các địa phương rất nhiều trong thực hiện những phần việc có liên quan đến bà con, qua đây giúp địa phương sớm đạt các tiêu chí và trở thành xã NTM.
Sự hài lòng của người dân về vật chất và tinh thần được nâng lên thì sự nhiệt huyết chung sức của bà con cùng chính quyền địa phương xây dựng NTM được phát huy và lan tỏa. Điều này được thể hiện khi người dân tự nguyện đóng góp công sức, tiền, hiến đất, hoa màu để nhiều công trình về giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa... được xây dựng mới khang trang. Đồng thời, người dân còn tham gia tích cực cùng chính quyền địa phương xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp để tạo ra bức tranh nông thôn đáng sống tại nhiều địa phương trong tỉnh như hôm nay.
Sau gần 10 năm xây dựng NTM thì đến cuối năm 2019 thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh đạt trên 41 triệu đồng (tăng khoảng 28 triệu đồng so với năm 2010), riêng các xã NTM đều đạt trên 42 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,92% (năm 2010) xuống còn khoảng 5,13% vào cuối năm 2019 (xét theo chuẩn hộ nghèo mới), riêng đối với các xã NTM đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%. |
TUẤN PHÁT
相关文章
随便看看