【bóng đá mu vs arsenal】Ký ức về cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 ở Sài Gòn
Trong không khí hân hoan đoàn tụ hai miền... thì cũng là lúc xuất hiện một ý tưởng thật tuyệt vời song cũng rất lãng mạn từ cấp lãnh đạo cao nhất là: Cần phải có một cuộc duyệt binh và diễu hành quần chúng hoành tráng để khuếch trương thắng lợi, để thể hiện sức mạnh dân tộc và cũng là để cố kết lòng người. Và cuộc duyệt binh và diễu hành được ấn định sẽ tiến hành vào ngày 15/5/1975.
Thông thường, để chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh tầm cỡ quốc gia, công tác chuẩn bị và luyện tập phải kéo dài vài tháng. Ấy vậy mà để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh mừng hòa bình, thống nhất đất nước ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn vừa được giải phóng, thời gian vẻn vẹn chỉ có 2 tuần lễ.
Tất cả các khâu từ lập kế hoạch, lên kịch bản, xác định các thành phần tham gia, sử dụng những loại trang bị gì, nhân lực vật lực huy động từ đâu, bảo đảm vật chất thế nào... phải hết sức cụ thể, tỷ mỷ đến từng chi tiết. Rồi việc trang trí ra sao, bảo vệ an ninh như thế nào... thực sự đó là cả một “núi công việc” mà những người tổ chức cuộc duyệt binh và diễu hành quần chúng phải giải quyết.
Còn đối với các lực lượng tham gia duyệt binh thì thời gian luyện tập như thế là quá ít ỏi. Đặc biệt, đối với khối các đơn vị binh chủng kỹ thuật thì “núi công việc” đó được nhân lên gấp mấy lần.
Đại tá Tống Ngọc Dũng (thứ 3 từ phải sang) cùng các bạn chiến đấu Trung đoàn 263 viếng mộ đồng đội tại Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Ảnh: H.M |
Nếu như người chiến sĩ bộ binh chỉ cần tập trung luyện tập động tác cá nhân thì các chiến sĩ khối binh chủng vừa lo luyện tập lại còn phải lo bảo dưỡng, tân trang cho những con “tuấn mã”, “voi thép”, “rồng lửa”... của mình sao cho thật đẹp trước khi ra mắt hàng triệu người dân thành phố “thủ đô” của chế độ Việt Nam cộng hòa vừa được giải phóng.
Với cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 263 tên lửa phòng không chúng tôi thì đây là một vinh dự đặc biệt! Đặc biệt bởi đơn vị chúng tôi là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên và duy nhất của Quân Giải phóng miền Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ bảo vệ vùng trời “thủ đô” của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Quảng Trị, đơn vị chúng tôi đã hành quân vượt Trường Sơn, qua đất bạn Lào vào bao vây áp sát Sài Gòn – thủ phủ của chế độ Việt Nam cộng hòa. Vì là đơn vị tác chiến, lại hành quân đường dài và cực kỳ khó khăn hiểm trở nên khí tài tên lửa của đơn vị khi vào đến Sài Gòn trông không khác gì những con “trâu đất” lấm lem - thậm chí có những xe khí tài bị móp méo, sứt sẹo…
Cho đến hôm nay, đã 45 năm trôi qua nhưng đại tá Tống Ngọc Dũng - cựu chiến binh tham gia cuộc duyệt binh năm ấy với cấp bậc thượng úy, quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 của Trung đoàn 263, vẫn nhớ lại không khí sôi nổi và tự hào trong những ngày đầu tháng 5/1975.
Ảnh 1, 2, 3: Đoàn xe tên lửa của Trung đoàn 263 tham gia lễ duyệt binh trên đường phố Sài Gòn ngày 15/5/1975 được nhân dân mừng đón. Ảnh: Tư liệu |
Ông kể: Sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên giao cho Trung đoàn 263 phải chuẩn bị 16 xe TZM kéo đạn tên lửa tham gia cuộc duyệt binh thì tại các đơn vị trong trung đoàn không khác gì những công xưởng cơ khí. Nhóm thì lo bảo dưỡng máy móc ô tô. Nhóm thì tỉ mỉ gò, hàn, đắp vá những chỗ sứt sẹo trên xe. Nhóm thì cẩn thận lau chùi sạch bóng từng quả đạn tên lửa. Nhóm thì dùng vòi cao áp xịt nước rửa sạch sẽ mọi dấu vết bụi đường chinh chiến, xong rồi lại hì hụi sơn sơn, vẽ vẽ làm đẹp cho những “đứa con cưng” của mình… Có hôm còn làm cả ban đêm, vì các loại máy móc phải luân phiên sử dụng. Tuy nhiên, trong không khí hân hoan của những ngày hòa bình, thống nhất đầu tiên, anh em chúng tôi làm không biết mệt.
Chúng tôi bảo nhau: “Lúc đánh địch có sao dùng vậy, chẳng ai quan tâm đến hình thức nhưng bây giờ là đi “ăn cỗ” thì cũng phải tươm tất một tí chứ”! Chính vì thế, với khối lượng công việc lẽ ra phải mất hàng tuần mới xong thì chúng tôi đã hoàn thành trong có vài ngày, để kịp đưa xe kéo đạn tên lửa đến nơi tập trung luyện tập duyệt binh ở doanh trại - trước đó ít ngày còn là cơ quan Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam cộng hòa, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Phần luyện tập này chủ yếu liên quan đến các lái xe, còn các thành phần khác thì không có gì lớn lắm. Nhưng thực ra, đối với những lái xe đã đưa những cỗ xe máy khí tài tên lửa cồng kềnh vượt cả nghìn cây số đường Trường Sơn vào đến đây thì việc điều khiển xe không có gì phức tạp lắm. Chủ yếu là giữ cự ly khoảng cách giữa các xe cho đều.
Và ngày mong đợi ấy đã đến! Sáng 15/5/1975, các khối duyệt binh và diễu hành đã đội ngũ chỉnh tề ở nơi tập trung và cũng là điểm xuất phát là doanh trại cũ của cơ quan Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam cộng hòa. Khi có lệnh xuất phát, các khối duyệt binh thứ tự hành tiến. Vẫn theo ký ức và lời kể của đại tá Tống Ngọc Dũng: “Đoàn xe tên lửa của Trung đoàn 263 chúng tôi rời doanh trại Bộ Tổng tham mưu cũ ra đường Công Lý thẳng tiến về Dinh Độc Lập là nơi đặt lễ đài của cuộc mit tinh mừng chiến thắng. Khi đoàn xe qua cầu Công Lý, chúng tôi lại nhớ đến người Anh hùng liệt sỹ - chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Trỗi…
Suốt dọc hai bên đường phố, bà con nhân dân đứng chen chân nhìn đoàn xe chúng tôi đi qua. Bên những gương mặt còn bỡ ngỡ, nhiều người không giấu được niềm vui sướng giơ ta vẫy vẫy. Đặc biệt, nhiều người trầm trồ thán phục khi nhìn thấy những chiếc xe chở đạn tên lửa của chúng tôi. Một số người không kìm nén được đã chạy ra sờ vào cánh những quả đạn tên lửa trên xe chúng tôi. Ngồi trong ca bin cạnh lái xe mở cửa kính vẫy chào mọi người, tôi nghe thấy tiếng bà con trầm trồ: “Súng lớn thế này quân ông Thiệu thua là phải”; “ Oa… trời…! Hỏa tiễn này hạ pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ đó!”…
Nhiều bà con thấy thế cũng ùa ra sờ cánh tên lửa thành thử khối xe tên lửa của trung đoàn lúc đầu xếp các hàng ngang, mỗi hàng 2 xe chỉ duy trì được đội hình đến khi qua lễ đài cuộc mit tinh trước Dinh Độc Lập. Sau đó do bà con nhân dân ùa ra bám theo xe ngày càng đông nên đường phố bị thu hẹp dần nên chúng tôi phải điều chỉnh đội hình thành hàng 1 để bà con nhân dân thoải mái đi theo xe, biến thành một cuộc diễu hành tự nguyện hết sức vui vẻ và phấn khởi…!
Nhớ về cuộc duyệt binh mừng chiến thắng giữa thành phố Sài Gòn vừa giải phóng năm ấy, nhiều cựu chiến binh Trung đoàn 263 tên lửa phòng không chúng tôi đều nhớ về trung tá Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Tích - người chỉ huy khối duyệt binh tên lửa của trung đoàn. Người lính già tóc bạc ấy năm nay vừa tròn 90 tuổi đời và gần 70 năm tuổi Đảng. Trong lần các cựu chiến binh Trung đoàn 263 về thăm gia đình ông ở xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình mới đây, tại “Phòng truyền thống” của gia đình trưng bày khá nhiều hình ảnh và hiện vật, chúng tôi đã được nghe ông tâm sự về những niềm xúc động tự hào không thể nào quên trong đời quân ngũ.
Ông kể trong những năm tháng làm người lính phòng không bảo vệ bầu trời Tổ quốc, có 2 sự kiện khiến ông xúc động đến không cầm được nước mắt. Sự kiện thứ nhất là dịp kỷ niệm Quốc khánh năm 1969, Tiểu đoàn 56 tên lửa do ông làm tiểu đoàn trưởng đã được Bác Hồ tặng lẵng hoa cho chiến công bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trinh sát không người lái của Mỹ vào do thám Hà Nội ngày 28/8/1969. Đó là lần tặng hoa cuối cùng trước ngày Người mãi mãi đi xa.
Sự kiện thứ hai là lần chỉ huy khối xe tên lửa tham gia cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 giữa thành phố Sài Gòn vừa giải phóng. Không ngăn được những giọt lệ ứa trên khóe mắt, ông tâm sự, trong giờ phút ấy, ông bỗng nhớ đến người em trai là liệt sỹ chống Pháp, nhớ về người con trai lớn của ông nhập ngũ năm 1968 và hy sinh ở chiến trường năm 1971… Đặc biệt, ông cũng nhớ về các đồng đội đã hy sinh, để ông và những anh em may mắn còn sống được tham gia cuộc duyệt binh có một không hai này!
Vâng! Để đi tới cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975, cả dân tộc ta đã trải qua một cuộc trường chinh đầy hy sinh, mất mát nhưng cũng thật sự oanh liệt, vẻ vang!
Nguyễn Hữu Mão (Cựu chiến binh Trung đoàn 263 Tên lửa phòng không)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/863a298649.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。