【bd ty so truc tuyen】Bác sĩ của bà mẹ và trẻ em

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:45:06

Báo Cà MauSau những buổi tập huấn “Quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh” (da kề da), Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) Cà Mau, tranh thủ gửi thông tin, hình ảnh về Văn phòng Dự án A&T (Dự án Alive & Thrive) tại TP Hồ Chí Minh. Vừa gửi mail, chị vừa nói vui, khi “da kề da” được triển khai rộng rãi sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Và ngay sau đó số tiền 90 triệu đồng đã được Văn phòng Dự án A&T chuyển ngay về Trung tâm hỗ trợ để thực hiện dự án “da kề da” theo Quyết định 4673 của Bộ Y tế.

Sau những buổi tập huấn “Quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh” (da kề da), Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) Cà Mau, tranh thủ gửi thông tin, hình ảnh về Văn phòng Dự án A&T (Dự án Alive & Thrive) tại TP Hồ Chí Minh. Vừa gửi mail, chị vừa nói vui, khi “da kề da” được triển khai rộng rãi sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Và ngay sau đó số tiền 90 triệu đồng đã được Văn phòng Dự án A&T chuyển ngay về Trung tâm hỗ trợ để thực hiện dự án “da kề da” theo Quyết định 4673 của Bộ Y tế.

Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng (bìa phải), Giám đốc Trung tâm CSSKSS Cà Mau, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.

Cuối năm 2014, Cà Mau có khoảng 40 cán bộ các khoa sản của 11 bệnh viện được tập huấn phương pháp “da kề da”. Trăn trở bởi tiến độ triển khai phương pháp “da kề da” tại các bệnh viện còn chậm, Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng đi tranh thủ các nguồn hỗ trợ. Khi lãnh đạo Dự án A&T gật đầu, chị cùng các cộng sự nhanh chóng bắt tay vào triển khai đến tận các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Và sau gần 3 tháng đã có trên 242 bác sĩ, hộ sinh của 11 bệnh viện nắm được kỹ thuật và trực tiếp thực hiện “da kề da” cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ðiều đó đồng nghĩa với việc sẽ có hàng ngàn bà mẹ và trẻ sơ sinh sẽ được áp dụng phương pháp “da kề da” và góp phần hạn chế tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em.

“Nỗ lực hết mình” là cụm từ được chị nhắc đi nhắc lại và thực hiện trong suốt 26 năm gắn bó với công tác CSSKSS/KHHGÐ và cũng nhờ nỗ lực hết mình đã giúp chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Cà Mau được Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ từ 2009-2013 hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Trong vai trò Phó Ban chỉ đạo, và là đơn vị trực tiếp thực hiện, chị cùng các cộng sự tại Trung tâm CSSKSS Cà Mau đã nỗ lực hết mình.

Sự nỗ lực ấy đã được đền đáp. Từ khi triển khai đến nay tỷ lệ trẻ được bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh tăng từ 41% lên 61%. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đã tăng đáng kể từ 6% lên 70%; trẻ được ăn bổ sung với khẩu phần ăn đa dạng tăng từ 74% lên 86%; số bữa đảm bảo đã tăng lên 95%; trẻ được nuôi đúng, đủ tăng từ 54% lên 73%. Ðặc biệt, năm 2014 Cà Mau là tỉnh duy nhất được Dự án A&T tiếp tục hỗ trợ thành lập thêm 19 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”, đến nay Cà Mau đã có 49 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ”. Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng tâm đắc, nhờ nỗ lực hết mình mà tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh giảm từ 15,1% (trước năm 2011)xuống còn 9,9% (năm 2014).

10 năm trên cương vị là Giám đốc Trung tâm CSSKSS Cà Mau, dù công tác quản lý chiếm khá nhiều thời gian nhưng Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng vẫn tham gia tốt các hoạt động chuyên môn. Với chị, điều tâm đắc chính là không tự thoả mãn trước những thành tích đạt được, mà bản thân không ngừng học tập, cống hiến hết khả năng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Chị đã làm chủ và trực tiếp tham gia bảo vệ thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Ngoài 3 đề tài: Ðánh giá hiệu quả phá thai bằng Mifepristone và Misoprostol với thai 49 ngày vô kinh tại Trung tâm CSSKSS năm 2005; Ðánh giá hiệu quả phá thai bằng Mifestad 200 mg và Misoprostol 200 mcg phác đồ 1:2:2 đối với thai kỳ 49 ngày vô kinh tại Trung tâm CSSKSS năm 2010; Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi đi khám thai tại Trung tâm CSSKSS năm 2010, được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận; năm 2013, chị đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Cà Mau với mô hình “Áo và gối” nhằm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

Chị vẫn nói vui, sáng kiến luôn ở quanh chúng ta và ngay trong những công việc hằng ngày. “3 lần sửa lại áo, 5 lần sửa lại gối, lúc thiếu cái này, lúc thiếu cái kia, nhưng với mong muốn cải thiện tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ nên “Áo và gối” đã thành công ngoài mong đợi”, Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng phân trần.
Năm 2014, Bác sĩ Trần Nguyệt Hoàng vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước. Với chị, đây là một phần thưởng lớn, là niềm vui và theo đó cũng là một trách nhiệm nặng nề, trách nhiệm của một lương y phải như từ mẫu./.

Bài và ảnh: Phương Lài
 

顶: 2踩: 9272