Căn nhà đơn sơ có vẻ quá rộng đối với một hình hài già nua chỉ còn da bọc xương,ãysẻchiavớicụbàcôđơnbệnhtậkết quả bóng đá rangers mỏng lét trên chiếc ghế xếp, đặt sát bức tường gần cửa ra vào. Thấy có người đến cạnh, ánh mắt mờ đục thoáng chút linh hoạt, nhưng ngay sau đó bà Thuyền lại rơi vào trạng thái lơ mơ, không nhận biết. Tuổi già và bệnh tật khiến bà Thuyền không còn cảm nhận được nỗi khổ trơ trọi không chồng con. Nhưng chính điều đó lại làm đắng lòng những người đồng đội, đồng chí cũ.
Bà Phạm Thị Vằng (84 tuổi, trú tại số nhà 7, kiệt 19 đường Đặng Văn Ngữ, TP Huế, nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Trị Thiên) không nén được xót xa, kể: “Năm 1947, gia đình chị Thuyền nuôi bộ đội đóng quân trong nhà. Trong lần ngồi xem một anh bộ đội chữa súng và lựu đạn, bất ngờ lựu đạn nổ, khiến hai em trai chị Thuyền tử vong. Gia đình không còn con trai, chị Thuyền không đành lòng lo cho hạnh phúc riêng của mình, ở vậy phụng dưỡng cha mẹ, nên mới neo đơn một mình. Trong kháng chiến chống Pháp, chị là Hội trưởng Phụ nữ cứu quốc huyện Hương Trà. Quá trình hoạt động có nhiều thành tích, chị Thuyền được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất. Chị cũng đã trải qua những ngày lao tù ở Lao Thừa Phủ, bị giam cầm ở Côn Đảo...”. Ông Trần Công Thuyên, cán bộ chính sách xã Hương Vân xác định những danh hiệu bà Thuyền được tặng thưởng là đúng. Hiện, bà Thuyền đang làm hồ sơ chế độ những người bị tù đày. Sau những cống hiến cho quê hương đất nước, đến tuổi, bà Thuyền nghỉ hưu, lo hương khói cho cha mẹ, tổ tiên. Không may, những ngày tháng bình yên chấm dứt khi cách đây 2 năm, bà bị tai biến dẫn đến liệt và nhiều biến chứng khác. Bà Thuyền còn hai người em gái ruột nhưng đều đã già, một người hiện sống ở Nha Trang, người em khác là bà Trần Thị Diệu sống trong thôn Lại Bằng (con cái ở xa hết nên bà Diệu cũng sống một mình). Bà Diệu ngoài 80 tuổi, tóc bạc phơ, rớm nước mắt: “Ý nguyện của chị tui là được sống trong ngôi nhà của mình để vong linh cha mẹ đỡ lạnh lẽo. Không muốn những ngày cuối đời của chị phải buồn lo nên tui đành dùng số tiền lương hưu và tiền chế độ thương binh của chị, tổng cộng hơn 3 triệu đồng, thuê một người thường xuyên ở cạnh, giúp chị. Hàng tháng, tui được hưởng hơn 600 nghìn đồng tiền chế độ đối với người có công, cộng với tiền bán cây trái lặt vặt trong vườn… lo ăn uống cho cả hai thân già. Mỗi lần chị đau, người ta gọi là tui lại lụm cụm ra chăm. Mà bản thân tui lúc mô cũng có thể “rụng””. |