Tín dụng bật tăng mạnh,ọnglãiđậmTechcombankvẫnnhấtquyếtkhôngchiacổtứtỉ số costa rica ngân hàng "siết" cho vay bất động sản | |
Techcombank lãi cao 6 tháng nhờ “ăn đậm” lãi vay | |
Khách hàng bức xúc vì ngân hàng điện tử của Techcombank liên tục “tê liệt” |
Techcombank muốn tiếp tục không chia cổ tức cho cổ đông. |
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022.
Theo đó, năm 2022, ngân hàng này dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021.
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép, dự kiến đạt tối thiểu 446.554 tỷ đồng vào cuối năm. Về nợ xấu Techcombank đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 1,5% tổng dư nợ năm nay.
Đối với kế hoạch trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2021, Techcombank dự kiến trình cổ đông trích 2.408 tỷ đồng cho các quỹ bổ sung vốn điều lệ, dự phòng tài chính và quỹ phúc lợi, lợi nhuận còn lại của năm 2021 là gần 13.393 tỷ đồng.
Sau khi trích lập các quỹ, nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế của ngân hàng hiện lên tới hơn 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu được ĐHĐCĐ thông qua, 2022 sẽ là năm thứ 11 Techcombank không chia cổ tức bằng tiền mặt và là năm thứ 4 liên tiếp không chia cổ tức. Toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối được HĐQT cho biết giữ lại nhằm bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Lần chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng gần đây nhất là năm 2018, trước thềm Techcombank niêm yết lên sàn chứng khoán HoSE. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2021, trả lời thắc mắc của cổ đông về việc không chia cổ tức, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho rằng, vốn chủ sở hữu mới thực sự quan trọng. Việc chia hay không chia cổ tức không quan trọng vì giá trị cổ phiếu đã tăng đủ, vấn đề là làm thế nào để giá trị cổ phiếu càng tăng lên.
Mặc dù cổ đông của Techcombank chịu nhiều “thiệt thòi” về cổ tức, nhưng hầu như năm nào ngân hàng này cũng phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên. Năm nay, Techcombank vẫn tiếp tục có kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 6,3 triệu cổ phiếu TCB với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho người lao động. Sau giao dịch, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm hơn 63 tỷ đồng, đạt trên 35.172 tỷ đồng.
Dù Techcombank liên tục triển khai chương trình ESOP nhưng chính sách này lại chủ yếu dành cho số ít nhân sự cấp cao. Thực tế trong đợt phát hành mới nhất, chỉ có 237 trong tổng hơn 11.600 nhân sự của ngân hàng này được mua cổ phiếu ESOP. Trong đó, riêng 9 vị trí cấp cao mua hơn 1,2 triệu cổ phiếu, tương đương gần 20% lượng ESOP chào bán.
Trong kỳ ĐHĐCĐ lần này, HĐQT Techcombank sẽ trình cổ đông thông qua đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024 của ông Đỗ Tuấn Anh vì công việc cá nhân và tránh các xung đột lợi ích không cần thiết đối với ngân hàng. Trước đó, ông Đỗ Tuấn Anh cũng có đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc chuyển trụ sở chính về số 6 phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trên thị trường hiện nay, cổ phiếu TCB của Techcombank đang ở vùng giá 49.000 đồng/cổ phiếu, không có nhiều biến động mạnh từ đầu năm đến nay nên được các công ty chứng khoán xếp vào cổ phiếu đầu tư dài hạn.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Techcombank ước tính đạt 27.900 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong khi năm 2021, ngân hàng này tăng trưởng tới hơn 47% lên 23.238 tỷ đồng. Theo SSI, nguyên nhân tăng trưởng chậm lại do thị trường trái phiếu doanh nghiệp hạ nhiệt và biên lợi nhuận (NIM) giảm 19 điểm cơ bản.
Ngoài ra, Techcombank còn là ngân hàng có tỷ lệ cho vay bất động sản lớn, nên SSI cho rằng, ngân hàng này còn chịu tác động khi tăng trưởng thị trường bất động sản chậm hơn và tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính, cùng với đó là chi phí hoạt động (CIR) có thể tăng 31% so ngân hàng tiếp tục đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và số hóa.