Bài toán tháo gỡ khó khăn cho nông,ơimởtiềmnăngxuấtkhẩunôngsảnvùngTâyNguyêtỷ số bóng đá kèo nhà cái thuỷ sản Nam bộ, Tây Nguyên Cần cơ sở dữ liệu chung để thúc đẩy liên kết TPHCM với Tây Nguyên |
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Tây Nguyên. Ảnh: N.T |
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm của các tỉnh khu vực Tây Nguyên là nội dung được bàn thảo tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên, do Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì tổ chức, ngày 26/4.
Hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.
Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn rất khiêm tốn. Trong 2 năm 2022 và 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn vùng mới đạt khoảng 4,6 tỷ USD, chiếm chưa đầy 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt gần 3,8 tỷ USD năm 2022 và trên 3,7 tỷ USD năm 2023, khoảng hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu của vùng chủ yếu tập trung vào một số nhóm hàng cây ăn quả, một số loại cây công nghiệp, cà phê, gia vị, cây dược liệu, khai thác tài nguyên.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú, Tây Nguyên dù hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách, khoa học công nghệ…
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất, chế biến nông sản của vùng còn nhỏ lẻ, các trung tâm chế biến sâu còn thiếu và yếu dẫn đến sản phẩm xuất khẩu hoặc nguyên liệu phục vụ xuất khẩu còn thô.
Một số sản phẩm như cà phê, cao su, tiêu, điều, khoai lang... tuy đang đứng đầu hoặc trong nhóm hàng đứng đầu thế giới nhưng vẫn bị phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới hoặc phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường như: mặt hàng cao su phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, mặt hàng cà phê phụ thuộc vào thị trường châu Âu. Mỗi khi những thị trường này có biến động, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng lớn và tiêu cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng của Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghiệp vùng Tây nguyên còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi thiếu nhân lực chất lượng cao, hạ tầng logictics, cơ sở vật chất còn yếu.
Đặc biệt, liên kết nội vùng đang thể hiện nhiều điểm yếu, lỏng lẻo, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng.
Để tận dụng được những cơ hội, cũng như khác phục hạn chế, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), một trong những giải pháp các tỉnh cần triển khai là đẩy mạnh cơ chế liên kết vùng, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Liên kết chặt chẽ với Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Tiểu vùng sông Mê Công và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Bên cạnh đó tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ lực xuất khẩu thông qua triển khai những biện pháp đồng bộ như thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư vào các vùng trồng các sản phẩm chủ lực; khuyến khích người dân áp dụng các kỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn trong khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại, qua đó đáp ứng yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và các biện pháp bảo hộ nghiêm ngặt của các thị trường lớn có sức mua cao như Mỹ, EU và Nhật Bản.