当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kéo bóng đá hôm nay】Kích hoạt cơ chế xử lý đất đai để đẩy nhanh cổ phần hóa 正文

【kéo bóng đá hôm nay】Kích hoạt cơ chế xử lý đất đai để đẩy nhanh cổ phần hóa

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-10 17:21:48
Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp
Cổ phần hóa phải linh hoạt và sát với giá trị của thị trường
Chậm tiến độ cổ phần hóa,íchhoạtcơchếxửlýđấtđaiđểđẩynhanhcổphầnhókéo bóng đá hôm nay thoái vốn: Quyết xử nghiêm
Đến thời điểm hiện tại nhiều DNNN vẫn chưa thể hoàn thành quá trình cổ phần hóa.
Đến thời điểm hiện tại nhiều DNNN vẫn chưa thể hoàn thành quá trình cổ phần hóa.

Xử lý vấn đề nhà, đất còn chậm trễ

Theo số liệu mới nhất vừa được Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cập nhật, lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 11/2020 đã có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 178 doanh nghiệp đã CPH chỉ có 37/128 doanh nghiệp CPH thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ mới đạt 28% kế hoạch.

Như vậy, để hoàn thành theo kế hoạch, số doanh nghiệp còn phải thực hiện CPH trong tháng 12/2020 là 91 doanh nghiệp, trong đó triển khai xác định và công bố giá trị doanh nghiệp để CPH là 90 doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa với việc tiến độ CPH giai đoạn 2016-2020 sẽ không thể hoàn thành.

Khẳng định tiến độ CPH các doanh nghiệp còn chậm, Cục Tài chính doanh nghiệp cũng thông tin về những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện CPH trong năm 2020. Trong đó, riêng Hà Nội còn phải CPH 13 doanh nghiệp, chiếm 14% kế hoạch, con số này của TPHCM là 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm tới 40% kế hoạch; của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn và 3 tổng công ty); của Bộ Công Thương là 4 doanh nghiệp và của Bộ Xây dựng là 2 tổng công ty.

Bộ Tài chính cho rằng, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 đã được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, tăng cường công khai minh bạch trong quá trình cổ phần hóa, tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp khi CPH, tách quá trình xử lý liên quan đến đất đai ra khỏi quá trình CPH. Theo đó, các doanh nghiệp khi thực hiện CPH phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi công bố giá trị doanh nghiệp. Nhưng do các doanh nghiệp thực hiện CPH, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai nên mất nhiều thời gian để xử lý.

Cục Tài chính doanh nghiệp cũng cho biết, qua thực tế triển khai thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho thấy, đa số các tập đoàn, tổng công ty, DNNN không chủ động triển khai các chính sách của nhà nước, đến khi phải thực hiện CPH mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ CPH.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh phân tích, một số doanh nghiệp thực hiện CPH quy mô lớn như VNPT, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, MobiFone, Argibank… đến giữa năm 2020 vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó, riêng Tổng công ty Lương thực miền Bắc phải làm việc với 22 đơn vị đang sở hữu gần 250 mảnh đất tại 25 địa phương, Tập đoàn VNPT có hàng nghìn mảnh đất trên 63 tỉnh, thành, còn Agribank có tới 294 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích 2,6 triệu m2 trên cả nước, nguồn gốc đất lại đa dạng, hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ.

Kích hoạt cơ chế mới trong xử lý đất đai

Để xử lý triệt để vướng mắc trong cổ phần hóa, đặc biệt là vướng mắc về đất đai, Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó, bổ sung nhiều quy định phương án sử dụng đất khi CPH. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị định này làm rõ quy trình xây dựng phương án xử lý nhà đất, qua đó sẽ lấp được lỗ hổng về phương án xử lý nhà đất trong CPH.

Theo đó, phương án sử dụng đất khi CPH là tập hợp các đề xuất về hình thức sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt và công bố các diện tích đất doanh nghiệp CPH và các công ty TNHH MTV do doanh nghiệp CPH đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng đất khi CPH bao gồm toàn bộ diện tích đất của doanh nghiệp CPH và các công ty TNHH MTV do doanh nghiệp CPH đầu tư 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (gồm cả phần diện tích đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và diện tích đất không thuộc phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ - nếu có)...

Nghị định mới ban hành còn làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo đó, quy định UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chịu trách nhiệm chỉ đạo tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm có ý kiến chính thức về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa dẫn tới phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp. Việc chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được xem xét là một căn cứ đánh giá và phân loại cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín