您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nhận định bóng đá hôm.nay】Chứng khoán tuần: Thoát sức ép ETF, VN

Nhận Định Bóng Đá5125人已围观

简介Điểm khác biệt của tuần tái cơ cấu này là thanh khoản không đột biến lớn. Các quỹ ETF vẫn mua bán mạ ...

ck

Điểm khác biệt của tuần tái cơ cấu này là thanh khoản không đột biến lớn. Các quỹ ETF vẫn mua bán mạnh nhưng giao dịch của nhà đầu tư trong nước có phần thấp xuống. Cụ thể,ứngkhoántuầnThoátsứcénhận định bóng đá hôm.nay tổng giá trị bán ra của nhà đầu tư nước ngoài trong ngày cuối tuần trên sàn HSX – nơi trọng điểm giao dịch của các quỹ ETF – lên tới gần 1.547 tỷ đồng, trong khi mua vào khoảng 1.328,4 tỷ đồng.

Trong lần tái cơ cấu trước hồi tháng 12/2018, tổng giá trị bán phiên cuối tuần chỉ khoảng 1.260,7 tỷ đồng và mua vào 947,4 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch của đợt tháng 12 của hai sàn đạt 5.937,9 tỷ đồng còn lần này lên tới 7.069,9 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận chiếm tỷ trọng cao hơn trong tuần qua cũng đồng nghĩa với sức mua của nhà đầu tư trong nước có thấp xuống theo cả hai chiều. Từ phía áp lực bán, việc nhà đầu tư trong nước không đẩy mạnh bán ra ở ngày ETF giao dịch phản ánh mức độ kỳ vọng lớn hơn.

Có hai yếu tố ngắn hạn đang ủng hộ mức kỳ vọng cao này. Thứ nhất là VN-Index đã vượt trên ngưỡng tâm lý 1.000 điểm ở lần đột phá thứ 4. Đó là bất ngờ lớn vì không ít nhà đầu tư lẫn công ty chứng khoán đều lo ngại ngưỡng kháng cự 1.000 điểm sẽ là đỉnh ngắn hạn và thị trường điều chỉnh trước khi tăng tiếp. Do đó nhà đầu tư đã chốt lời sớm rồi chờ đợi. Điều này đồng nghĩa với lượng tiền mặt đang ở tư thế chờ đợi là cao.

Thứ hai, thị trường chứng khoán thế giới đã phục hồi nhanh chóng sau 5 phiên giảm liên tục tuần trước. Chỉ số S&P 500 của Mỹ tuần qua tăng 1,4% và cũng đã vượt qua đỉnh cao ngắn hạn hồi đầu tháng 3, đồng thời cũng là đỉnh cao tháng 11 và tháng 12/2018. Chỉ số này hiện chỉ còn đỉnh cao lịch sử tháng 9/2018.

Xu hướng đi lên của các thị trường sau tuần chững lại, bắt đầu lấy lại được quán tính và điều này sẽ ủng hộ cơ hội cho thị trường Việt Nam tăng theo. Nguyên nhân xuất phát từ mặt bằng thông tin chi phối chung. Thị trường Việt Nam hiện không chịu tác động xấu nào từ nội tại mà chủ yếu là phản ứng với các thông tin bên ngoài. Do đó thị trường chứng khoán quốc tế là chỉ báo tốt cho các thông tin này vì đó là các thị trường bị ảnh hưởng trực tiếp hơn nhiều so với Việt Nam. Nếu “họ” không bị ảnh hưởng thì không có lý do gì “ta” phải lo ngại.

Lấy ví dụ cụ thể là sự dai dẳng và thay đổi liên tục trong kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung hầu như không có nhiều tác động tới thị trường Mỹ. Thời điểm kết quả đàm phán không rõ ràng và hội nghị thượng đỉnh sẽ phải dời từ cuối tháng 3 sang cuối tháng 4 đã khiến chứng khoán Mỹ có tuần điều chỉnh.

Tuy nhiên ngay cả cuối tuần qua khi lại có thông tin cuộc họp thượng đỉnh có khả năng lùi sang tận tháng 6, thị trường vẫn không sụt giảm thêm mà lại tăng. Trước đây các thông tin về suy suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc cũng khiến chứng khoán thế giới chao đảo, nhưng hiện tại thị trường cũng đã bỏ qua những yếu tố như vậy.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 15/3

Giá đóng cửa ngày 8/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 15/3

Giá đóng cửa ngày 8/3

Mức tăng (%)

YEG

118.8

170.6

-30.36

LMH

14.45

11.55

25.11

DTA

5.2

6.5

-20

TTF

3.7

3.06

20.92

C47

11.6

14

-17.14

JVC

3.64

3.09

17.8

CMV

14

15.6

-10.26

ITD

12.95

11

17.73

SGR

17.4

19

-8.42

APG

10.05

8.55

17.54

FDC

13.35

14.55

-8.25

MCP

26.5

22.55

17.52

TDG

3.05

3.32

-8.13

SII

19.45

16.75

16.12

YBM

13.6

14.8

-8.11

DAH

7.26

6.28

15.61

SJF

4.13

4.48

-7.81

HOT

30.7

26.65

15.2

ANV

26.1

28.2

-7.45

TIP

17.9

15.7

14.01

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 15/3

Giá đóng cửa ngày 8/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 15/3

Giá đóng cửa ngày 8/3

Mức tăng (%)

DPS

0.6

0.8

-25

L35

7.2

4.6

56.52

DTD

11.1

14.5

-23.45

VCR

8.9

5.7

56.14

DNM

10.8

13.1

-17.56

KSQ

2.6

1.8

44.44

AME

9.5

11.5

-17.39

KSK

0.4

0.3

33.33

CMI

0.7

0.8

-12.5

VE1

12

9.3

29.03

ACM

0.7

0.8

-12.5

HAD

31.3

25.4

23.23

VMI

0.7

0.8

-12.5

C69

6.6

5.4

22.22

PVX

1.4

1.6

-12.5

SPI

1.1

0.9

22.22

BXH

14

16

-12.5

OCH

6.6

5.4

22.22

NHP

0.8

0.9

-11.11

KTT

3.4

2.8

21.43

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện không có mạch thông tin chủ đạo nào chiếm ưu thế: Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2019 vẫn chưa tới. Thông tin chia thưởng, họp đại hội cổ đông chỉ tác động đến từng cổ phiếu cụ thể. Thiếu thông tin hỗ trợ đủ sức nặng có thể khó tạo động lực tăng mạnh, nhưng nếu VN-Index vẫn vượt qua được ngưỡng 1.024 điểm, hoàn toàn có thể trông đợi vào một xu thế tăng mạnh.

Đỉnh 1024 điểm thực chất có sức nặng hơn nhiều so với đỉnh 1.000 điểm. Đỉnh 1.000 điểm chỉ mang ý nghĩa tâm lý về một mốc số tròn. Trong khi đó đỉnh 1024 điểm là đỉnh kỹ thuật thực sự khi thị trường đã một lần phục hồi đạt tới ngưỡng này tháng 10/2018 rồi thất bại và điều chỉnh giảm xuống dưới 888 điểm vào đầu tháng 1/2019. Một đỉnh cao khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt có ý nghĩa rất quan trọng.

Thị trường đang đứng trước cơ hội đột phá một đỉnh thật sự và ngưỡng 1.000 điểm có thể xem là quá khứ. VN-Index cuối tuần qua đã là 1.004 điểm, tức là khoảng cách tròn 20 điểm. Mức tăng này có thể đạt được trong 1 tuần hoặc hơn. Trong trường hợp thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi lên, kịch bản này hoàn toàn hiện thực.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

4.3.2019

4,936.1

368.6

532.2

5.3.2019

5,094.3

540.0

445.2

6.3.2019

3,960.9

370.7

337.4

7.3.2019

4,704.9

519.9

607.5

8.3.2019

4,030.4

355.3

397.5

11.3.2019

2,992.7

441.0

494.8

12.3.2019

4,644.7

487.6

501.3

13.3.2019

5,084.1

583.3

499.5

14.3.2019

4,172.8

537.3

561.3

15.3.2019

5,354.8

864.2

1320.3

Trọng Nghĩa

Tags:

相关文章