当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【91 phut tv】Đào tạo nghề góp phần giảm nghèo hiệu quả

Huyện Vị Thủy xác định thông qua công tác đào tạo nghề và gắn kết với giải quyết việc làm sẽ góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo.

Từ đầu năm đến nay,Đotạonghềgpphầngiảmnghohiệuquả91 phut tv huyện Vị Thủy đã mở được 18 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Học nghề - tạo thêm thu nhập

Xã Vĩnh Thuận Tây là địa bàn có đông đồng bào dân tộc sinh sống ở huyện, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên thu nhập không cao. Nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, xã thường xuyên phối hợp cùng doanh nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân tham gia.

Bà Lê Thị Thảnh, ở ấp 7, xã Vĩnh Thuận Tây, cho hay: “Từ lúc mở lớp học đan lục bình, bà con cũng tranh thủ đi học. Lớp học tổ chức ngay trong ấp nên thuận tiện cho phụ nữ tham gia, học một buổi còn một buổi vẫn đi ruộng. Ai có con nhỏ thì dẫn theo vừa trông con vừa học. Học rành nghề lại có việc làm tại nhà, mỗi tháng chị em có thêm thu nhập gần 3 triệu đồng, phụ đóng tiền điện, tiền nước, cho con đi học”.

Còn chị Nguyễn Thị Phượng, ở ấp 3, thị trấn Nàng Mau, nhờ tham gia học nghề kỹ thuật chế biến món ăn, hơn 2 năm nay chị có thêm nguồn thu nhập ổn định. Chị Phượng thông tin: “Địa phương tạo điều kiện cho tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn, học xong tôi xin vào làm cho một cơ sở nấu ăn lưu động trên địa bàn. Khi có khách đặt tiệc mình mới theo phụ, thời gian còn lại có thể chăm lo cho gia đình, công việc không quá vất vả nhưng có thu nhập cũng được”.

Tạo điều kiện để người dân vừa tham gia đầy đủ các tiết học, tiếp thu được kiến thức vừa duy trì được công việc và thu nhập hiện tại, các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương được tổ chức linh hoạt vào ngày cuối tuần, buổi trưa hoặc buổi chiều các ngày trong tuần.

Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm

Là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho người dân, mỗi năm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện đều cử cán bộ, giáo viên phụ trách địa bàn, phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát nhu cầu học nghề của người dân để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển sinh sát với thực tế.

Ông Lý Minh Tâm, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: “Xác định đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm giúp bà con có thêm việc làm, tăng thu nhập, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Ngoài mở lớp, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề. Trung tâm phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, qua đó giúp bà con từng bước nhận thức rõ hiệu quả sau khi được đào tạo, khi thấy được hiệu quả kinh tế do đào tạo nghề mang lại, bà con rất tích cực tham gia”.

Đầu năm đến nay, huyện Vị Thủy mở được 18 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 420 học viên tham gia học nghề. Trong đó, có 9 lớp nghề phi nông nghiệp (nghề làm móng, trang điểm, kỹ thuật chế biến món ăn, hàn điện, đan dây nhựa, đan lục bình), 9 lớp nghề nông nghiệp (nuôi lươn, trồng trọt, chăn nuôi heo, gà, vịt). Địa phương đang tiếp tục rà soát nhu cầu đề xuất mở thêm một số lớp trong những tháng cuối năm.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Thủy đang có nhiều đổi mới, chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang hướng gắn với nguyện vọng của người học.

 Ông Huỳnh Minh Kha, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vị Thủy, cho biết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc làm trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần giúp chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả việc chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết tốt việc làm cho người dân nông thôn. Các ngành nghề được chọn phù hợp với thế mạnh của địa phương, hàng năm phòng đều phối hợp khảo sát dự báo nhu cầu học nghề để làm cơ sở tham mưu đề xuất mở lớp phù hợp”.

Từ đầu năm đến nay, huyện Vị Thủy mở được 18 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với 420 học viên tham gia học nghề.

Tập trung ở một số nghề như làm móng, trang điểm, kỹ thuật chế biến món ăn, hàn điện, đan dây nhựa, đan lục bình, nuôi lươn, trồng trọt, chăn nuôi heo, gà, vịt…

 

AN NHIÊN

分享到: