【soi kèo liverpool hôm nay】Tái cơ cấu giai đoạn 2018

时间:2025-01-10 19:56:53 来源:Empire777

NĐC

TS Nguyễn Đình Cung,áicơcấugiaiđoạsoi kèo liverpool hôm nay Viện trưởng CIEM.

41% mục tiêu tái cơ cấu khó hoàn thành

Chiều 5/9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Dự án RCV tổ chức hội thảo tham vấn: "Đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020".

Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/2/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, gồm có 16 định hướng, chính sách lớn và 120 nhóm nhiệm vụ thực hiện ở cấp bộ, ngành.

Theo khảo sát của CIEM, đến nay có 25,8% nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, có 57,5% nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả rõ ràng. 16,7% nhiệm vụ đã triển khai nhưng chưa có kết quả. Đánh giá chung về kết quả những nhiệm vụ này cho thấy, có 24% mục tiêu cơ cấu lại dự kiến hoàn thành, 32% có khả năng hoàn thành và 41% khó hoàn thành.

Trình bày sơ bộ về kết quả tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2018, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết trong giai đoạn này, tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao. Tuy nhiên, năm 2018, đáng chú ý có xu hướng mức tăng trưởng quý sau thấp hơn quý trước. Cũng trong giai đoạn này, những xu hướng đáng chú ý là đóng góp của khai khoáng vào tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể so với trước. Tăng trưởng GDP cũng không còn dựa vào gia tăng tín dụng với quy mô như trước đây. Đây có thể coi là những tín hiệu tích cực trong cách thức tăng trưởng. Tuy nhiên, TS Nguyễn Đình Cung cũng lưu ý cơ cấu tín dụng chưa có thay đổi đáng kể trong vài năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ năm 2013 đến năm 2017, nhưng lại nhích tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2018.

Về đầu tư, tỷ trọng FDI và đầu tư trong nước gia tăng nhưng hiệu quả đầu tư gần đây có dấu hiệu giảm (hệ số ICOR cao hơn). Chất lượng thế chế đầu tư công chậm được cải thiện, rất nhiều chỉ số như thẩm định đầu tư, lựa chọn dự án, giám sát dự án, chiến lược ngành, tính toàn diện, minh bạch…. ở mức kém theo khung đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế, và ở mức khá thấp so với nhiều quốc gia đang phát triển khác.

Nhìn chung, mặc dù chất lượng tăng trưởng, cách thức tăng trưởng được cải thiện, nhưng vấn đề quan trọng là cách thức phân bổ nguồn lực không thay đổi. Nguồn lực về cơ bản vẫn chưa được phân bổ theo hướng nâng cao hiệu quả. Các dòng chuyển dịch lớn như chuyển dịch nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, nông thôn sang thành thị, Nhà nước sang tư nhân, phi chính thức sang chính thức… còn chậm, mà đây mới chính là những dòng chuyển động tạo ra cơ cấu mới và động lực của tăng trưởng. Vì vậy, các động lực tăng trưởng hiện hành đã tới hạn và suy giảm năng lực, Viện trưởng CIEM nhận xét.

Do đó, thời gian tới, việc duy trì mức tăng trưởng cao hiện tại sẽ là thách thức lớn nếu không có thay đổi khác biệt về tư duy, thể chế, chỉ đạo điều hành, phân bố, sử dụng nguồn lực và tạo ra cực tăng trưởng mới.

Xoá bỏ độc quyền của doanh nghiệp nhà nước

Đề xuất các giải pháp nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ hơn cho giai đoạn trước mắt, đại diện nhóm nghiên cứu, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng phải kiên quyết thực thi sự cạnh tranh thị trường công bằng, bình đẳng, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp hiện có (Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, xử lý nợ xấu…). Theo nguyên tắc đó, cần hỗ trợ "người thắng cuộc" để phát triển DN. Cụ thể là tập trung hỗ trợ các DN hoạt động tốt, các dự án tiềm năng.... Hỗ trợ ở đây không phải bằng nguồn lực mà bằng cách tháo bỏ nhanh những rào cản, chính sách bất hợp lý, giải quyết ngay các vướng mắc để DN hoàn thành dự án càng nhanh càng tốt, tối đa hiệu quả đầu tư. Cùng với đó là xoá bỏ độc quyền của các DN nhà nước ((DNNN), ví dụ xoá bỏ độc quyền của Tổng công ty Hàng không…

Về tái cơ cấu DNNN, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng thay vì nỗ lực tái cơ cấu DN, dự án thua lỗ thì nên tập trung hỗ trợ những DN tốt, tiềm năng lớn. Đồng thời tháo bỏ can thiệp hành chính vào DN, để họ tự chủ và chỉ quản lý theo kết quả. "Phải giao cho DNNN, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước những nhiệm vụ đủ cao để người tài mới hoàn thành được, không phải là giao nhiệm vụ đủ thấp để bất cứ ai cũng hoàn thành được. Nếu không sẽ lặp lại những vấn đề trong bổ nhiệm cán bộ như lâu nay", TS Nguyễn Đình Cung nói.

Đối với tái cơ cấu đầu tư công, giải pháp được đề xuất là trong 2 năm còn lại nên ưu tiên đầu tư công cho 3 cực tăng trưởng là khu vực TP.HCM và miền Đông, Hà Nội và một số tỉnh lân cận (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương…), Đà Nẵng và Trung Trung bộ. Bởi lẽ, nếu Hà Nội, TP.HCM tăng GDP 1% thì cả nước tăng GDP 0,5%, vì 2 khu vực này chiếm tới 50% tăng trưởng GDP cả nước.

VSC
PSG.TS Vũ Sỹ Cường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Y

Khoảng cách thu chi lớn: Bài toán khó tìm lời giải

Đánh giá riêng về những thách thức trong khu vực tài chính công, PGS. TS Vũ Sỹ Cường cho rằng mặc dù có những tín hiệu tích cực nhưng khoảng cách giữa thu và chi vẫn còn lớn. Để cơ cấu lại nguồn thu, đã có nhiều đề xuất được đưa ra nhưng đều vấp phải sự phản đối. Trong khi đó, chi thường xuyên vẫn ở mức cao, chi đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là về hiệu quả.

"Chúng ta muốn cải cách bộ máy, tinh giản biên chế, nhưng đồng thời cũng có đề án cải cách tiền lương. Vậy làm thế nào để chi giảm mà lương lại tăng?", PGS.TS Vũ Sỹ Cường đặt câu hỏi.

Theo ông Vũ Sỹ Cường, thực tế số cán bộ, công chức của Việt Nam không nhiều so với các nước, nhưng chúng ta luôn có cảm giác chi lương rất nhiều. Đó là do chúng ta có quá nhiều đối tượng hưởng phụ cấp từ ngân sách, ngoài lương. Qua khảo sát, có những xã có tới 200 số người hưởng phụ cấp từ ngân sách, những xã nhỏ hơn có khoảng 70 - 100 người... Do đó, vấn đề ở đây không hẳn chỉ là chuyện sắp xếp bộ máy.

Bên cạnh đó, hệ thống chính sách ưu đãi thuế quá nhiều tác động không nhỏ tới thu ngân sách. Hầu như chúng ta không có tính toán khi ưu đãi thuế thì mất gì, được gì… Chúng ta ưu đãi nhiều cho khu vực FDI nhưng tỷ lệ thu ngân sách ở khu vực này lại thấp nhất so với các khu vực còn lại.

"Khi đưa ra đề xuất tăng thu, tất cả đều phản đối. Nhưng không tăng thu thì nguồn nào? Nếu không, khoảng cách giữa thu và chi sẽ vẫn rất cao, dẫn đến phải vay nợ, không có cách nào khác. Đây là bài toán khó tìm lời giải", ông Vũ Sỹ Cường nhận định./.

Hoàng Yến

推荐内容