Ánh sáng đèn màu rất hại cho con ngườiTrong cuộc sống hàng ngày,ạitiềmẩntrongđènđiệnmànhận định bóng đá atletico có rất nhiều loại ánh sáng mà trẻ phải tiếp xúc như ánh sáng của đèn huỳnh quang, ánh sáng của màn hình máy tính, tivi, ánh sáng từ điện thoại di động, đèn phòng tắm hay từ đèn của các loại xe. Có những loại ánh sáng người lớn tưởng như không nguy hiểm và không tác động xấu tới mắt của trẻ. Tuy nhiên thực tế thì không phải loại ánh sáng nào cũng được coi là an toàn với thị lực còn non yếu của bé. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, từ tuần thai thứ 6 thì các dây thần kinh thị giác đã bắt đầu được hình thành và võng mạc đã được “kết nối” với bộ não qua các dây thần kinh. Mặc dù vẫn còn ở trong bụng của mẹ, tuy nhiên, trẻ đã bắt đầu phản ứng được với các loại ánh sáng. Đèn điện màu gây nhiều nguy hại cho sức khỏe con ngườiTrong mắt của trẻ có một vùng được gọi là “điểm vàng”, đây là vùng nhạy cảm. Vùng “điểm vàng” này sẽ có những phản ứng với các loại ánh sáng. Nếu ánh sáng quá mạnh, điểm vàng sẽ rơi vào tình trạng bị sưng, và nhiều trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, ánh sáng trong phòng tắm và hệ thống đèn chiếu sáng có màu xanh đã được chứng minh là có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc, gây nên tổn thương quang học cho võng mạc, hơn nữa còn đẩy nhanh quá trình oxy hóa của các tế bào điểm vàng. Vì thế, ánh sáng xanh đã được nghiên cứu chứng thực cho thấy là thứ ánh sáng gây nguy cơ mù cao nhất. Trẻ sơ sinh có đôi mắt dễ bị tổn thương bởi loại đèn ánh sáng màu xanh. Khi trẻ được từ 1 đến 2 tuổi thì có khoảng 70 đến 80% ánh sáng xanh có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc. Đây chính là nguyên nhân mà khi dùng ánh sáng xanh để điều trị căn bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh nhất thiết phải dùng vải đen để che mắt. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ sơ sinh thích “tìm chỗ sáng”, việc bảo vệ cho đôi mắt không bị tổn thương từ ánh sáng xanh là hết sức quan trọng. Ngoài ra, nghiên cứu của TS Celia Sánchez - Ramos đến từ Đại học Complutense (Madrid, Tây Ban Nha) khám phá ra rằng, bức xạ của đèn led gây tổn hại đáng kể đến các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Ánh sáng của các đèn led bắt nguồn từ dải màu xanh lam và tím, vốn có năng lượng cao và sóng ngắn của quang phổ nhìn thấy được. Theo nghiên cứu này, việc tiếp xúc liên tục và kéo dài với dạng ánh sáng này có thể đủ để gây hại cho võng mạc của mắt người, được cấu tạo gồm các tế bào nhạy cảm ánh sáng, chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng và cho phép con người nhìn thấy xung quanh. Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định rằng, ánh sáng đèn điện có thể phá vỡ sự cân bằng hormon trong cơ thể con người. Khi ánh sáng đèn điện chiếu vào võng mạc - ngay cả lúc ngủ - sẽ kìm hãm và làm giảm đáng kể việc sản xuất melatonin - một loại hormon quan trọng giúp điều chỉnh chu kỳ sinh nở ở phụ nữ và đồng hồ sinh học của con người. Hormon melatonin cũng đóng vai trò rất quan trọng, có tác dụng ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư ruột kết, trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, melatonin còn bảo vệ AND trong nhân tế bào trước những hậu quả của sự phóng xạ ion hóa, mà loại phóng xạ này có thể làm tổn thương tới các gen. Một khi có sự mất cân bằng trong việc sản sinh hormon này, cơ thể con người sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch và nhiễm xạ. “Ánh sáng đèn điện tai hại giống như một thứ thuốc phiện” - đó là lời phát biểu của nhà thần kinh học người Mỹ Russel J. Reiter - người đã bỏ nhiều năm nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa rối loạn giải phóng melatonin. Đèn điện màu – kẻ thù của nhiều loài sinh vật và môi trường
Đèn điện màu gây cũng gây nhiều nguy hại cho môi trường và sinh vậtTheo những nghiên cứu mới nhất vừa được công bố, nguồn ánh sáng đèn điện trong đêm có thể gây ra những rối loạn nghiêm trọng của nhịp sinh học ở rất nhiều loài động vật. Một số loài động vật đã được “chương trình hóa về gen” để có thể định hướng trong ban đêm dưới ánh sáng mặt trăng, do đó ánh sáng đèn điện đối với chúng là thứ ánh sáng “sát thủ”. Tại Bắc Mỹ, hằng năm có khoảng 100 triệu con chim, do mất phương hướng đã đâm vào các tòa nhà chọc trời rực sáng ánh đèn. Hàng triệu con bướm đêm cũng rơi vào thảm họa tương tự. TS. Kenneth Frank - chuyên gia về các loài bướm ở Filadelfia - cũng cho biết, các loài bướm đêm rất dị ứng với ánh sáng đèn điện, chúng dễ trở thành “ngớ ngẩn” để tự biến mình thành con mồi cho các loài động vật ăn thịt. Đèn điện màu đã phá vỡ môi trường sống tự nhiên của nhiều loài sinh vật. GS.Marianne Moore - nhà sinh vật học tại Vellesley College sau nhiều năm nghiên cứu những sinh vật sống trong các hồ lớn tại Mỹ cho biết, có một loài cua nhỏ, cứ vào ban đêm lại nổi lên mặt nước để ăn các loại tảo Algea sống trên mặt hồ. Nhưng khi ánh đèn điện biến đêm thành ngày thì loài cua này không còn nổi lên mặt nước nữa. Hậu quả là loại tảo phát triển rất nhanh làm ô nhiễm nước hồ, đe dọa cuộc sống của những sinh vật khác trong hồ. Linh Nguyễn (th) Thiết bị điện tử Trung Quốc “ngậm” đầy độc chất |