当前位置:首页 > La liga

【tỷ số bóng đá thái lan hôm nay】Chiến lược Tài chính: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia

undefined
Ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

Nhiều chính sách tài khoá tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2021, ông Nguyễn Như Quỳnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho rằng, quá trình xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước có những thay đổi sâu, rộng trên nhiều mặt, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng được phát triển và hoàn thiện. Đây cũng là giai đoạn mà nền tài chính quốc gia phải đối mặt và giải quyết không ít khó khăn do các biến động bất lợi của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể, Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã đạt được những kết quả khả quan.

Đầu tiên, ông Nguyễn Như Quỳnh chỉ ra rằng việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nước trong giai đoạn vừa qua luôn gắn với yêu cầu về cơ cấu lại ngân sách và nợ công, đổi mới khu vực sự nghiệp, tinh gọn bộ máy hành chính hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cơ chế khoán, đấu thầu, đặt hàng, triển khai các kế hoạch trung hạn, tăng cường công khai, minh bạch tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Kết quả này có được nhờ trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống thể chế trong lĩnh vực tài chính ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế..

Đặc biệt, trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành Tài chính đã tiên phong trong đề xuất và trình cấp có thẩm quyền các giải pháp về chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Đó là những chính sách về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; miễn, giảm một số khoản phí, lệ phí; miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid -19; điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giầy, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô...

Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn vừa qua, tiềm lực tài chính của Nhà nước tiếp tục được tăng cường, quy mô ngân sách nhà nước đã được mở rộng. Chính sách động viên ngân sách nhà nước đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả. Nhờ đó, quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 cao gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2001-2010. Tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 24,5% GDP, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 07-NQ/TW (20 - 21% GDP) và Nghị quyết số 25/2016/QH14 (23,5% GDP). Tỷ lệ huy động từ thuế, phí giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 20,7% GDP; giai đoạn 2016-2020 đạt xấp xỉ 21% GDP, đạt mục tiêu Chiến lược đề ra (21% GDP).

"Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững hơn, đảm bảo theo đúng định hướng Chiến lược cải cách hệ thống thuế là tăng dần tỷ trọng từ nguồn thu trong nước để bù đắp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giảm do tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu và sự biến động của giá dầu thế giới; phù hợp với mục tiêu định hướng sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển", ông Nguyễn Như Quỳnh nhận định.

Chính sách tài chính sẽ gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Giai đoạn 2021 - 2030, nhiều ý kiến nhận định diễn biến tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới và khu vực trong giai đoạn tới sẽ còn phức tạp, khó lường. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, khả năng kéo dài nhiều năm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cấu trúc, trật tự kinh tế và tổ chức xã hội của nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, chính sách tài chính quốc gia phải đóng vai trò tiên phong trong việc huy động, giải phóng, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực...

Ông Nguyễn Như Quỳnh cho biết, quan điểm của Chiến lược tài chính giai đoạn 2021 - 2030 sẽ là cải cách, nâng cao chất lượng thể chế tài chính theo hướng đồng bộ, minh bạch và hội nhập là điều kiện tiên quyết thúc đẩy nền tài chính quốc gia phát triển lành mạnh. Đồng thời cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và tính chủ động của ngân sách địa phương.

Trong giai đoạn này sẽ phải quản lý tài chính bằng pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng tài chính số, tiếp tục hiện đại hóa ngành tài chính.

"Chiến lược tài chính giai đoạn 2021 - 2030 hướng đến xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia. Đồng thời phải thực hiện chính sách động viên hợp lý, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030", ông Nguyễn Như Quỳnh khẳng định.

分享到: