发布时间:2025-01-10 19:30:19 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Trong đại dịch Covid-19,ựclượngytếtuyếnđầuchốngdịchđangrấtcầnhỗtrợsyria – ấn độ các y, bác sĩ là những người lính xông pha nơi tiền tuyến, mà hậu phương là những người dân yếu đuối cần bảo vệ. Dù vậy, hậu phương cũng có thể làm tấm khiên, áo giáp cho đội ngũ tuyến đầu.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 liên tục bận rộn. (Ảnh: Thanh Tùng) |
Đồ bảo hộ cho đội ngũ y tế tham gia điều trị cho bệnh nhân F0 bao gồm: phương tiện phòng hộ cá nhân cấp độ 4, kính chắn giọt bắn, nón y tế con sâu, bao giày, găng tay y tế và khẩu trang N95. Bên cạnh đó, các trung tâm hồi sức Covid-19 còn thiếu một số máy móc, trang thiết bị.
Nhiều nhân viên y tế từng tâm sự, vì tiếc bộ đồ bảo hộ, họ phải cố gắng kéo dài thời gian làm việc đến cực hạn. Mỗi ca trực sáng hoặc chiều kéo dài 7-8 tiếng, ca đêm 10 tiếng. Có khi mồ hôi ròng ròng, dấp dính, rồi cơ thể mất nước, nóng bức, mệt đến kiệt sức.
Bệnh viện dã chiến không chỉ thiếu máy móc thiết bị y tế, mà còn thiếu văn phòng phẩm, bàn ghế...(Ảnh: Phong Anh) |
Gần 4 tháng TP.HCM "chìm" trong đợt bùng phát thứ 4 của dịch Covid-19 với biến thể Delta đáng sợ. Rất nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ lực lượng y tế khám, chữa bệnh cho những F0 khác ngay tại khu cách ly. Lại có nữ bác sĩ kiên quyết từ chối đi cách ly, xin một phòng nhỏ tại nơi làm việc, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng, tiếp tục làm việc qua điện thoại để phụ đỡ đồng nghiệp, giúp đỡ bệnh nhân.
Khi Bệnh viện Hồi sức Covid-19 mới thành lập, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn thiếu thốn, có những bác sĩ phải chứng kiến bệnh nhân ra đi đột ngột. Và cả những lần bệnh nhân nặng đến mức đã làm hết mọi cách vẫn không cứu sống được người bệnh. Họ đã bị sốc, nhưng vẫn phải cố kìm nén lại sự hoang mang trong lòng, tiếp tục chiến đấu. Một nữ bác sĩ xin giấu tên chia sẻ: "Đợi hết dịch, có lẽ tôi phải đi điều trị tâm lý".
Ngày 19/8, tại buổi tọa đàm trực tuyến Bảo vệ blouse trắng nơi tuyến đầu, do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức, PGS. TS. Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, đã có khoảng 2.380 nhân viên y tế trở thành F0. Trong đó, có 3 người không qua khỏi.
PGS. TS Phạm Thanh Bình bày tỏ: "Cán bộ y tế đối mặt với nhiều áp lực trong điều trị khi phải làm việc gấp đôi bình thường. Họ còn phải chịu áp lực lớn nữa là số ca bệnh tăng nhanh, bệnh nhân tử vong khiến các cán bộ y tế bất lực".
Ngày 19/8, cả nước có tới 10.654 ca F0, tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó, số ca tử vong là 380. Riêng tại TP.HCM, số ca nhiễm lại tăng mạnh, lên 4.425 người.
Câu nói "Chúng tôi cần đồ bảo hộ"trong ở thời điểm dịch đã hoành hành gần 4 tháng nghe thật đau lòng. Họ thực sự là những người lính ra trận, những anh hùng ra đi vì trách nhiệm nghề nghiệp và tiếng nói của lương tâm.
Họ đi để nhiều người ở lại được sống bên gia đình. Nhưng trong cuộc chiến cam go này, kẻ thù vô hình. Vậy thay vì chờ đợi, nhân dân - đội ngũ hậu phương đang được bảo vệ - cũng có thể trở thàm tấm khiên, áp giáp cho các cán hộ y tế, bằng cách tham gia chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.
Mỗi một sự đóng góp sẽ là bộ đồ bảo hộ vững chắc nhất trong cuộc chiến chống Covid-19, và tiếp thêm tinh thần cho những "người lính" nơi chiến trận.
Những chuyến xe cứu thương liên tục hú còi, đưa bệnh nhân Covid-19 đến bệnh viện điều trị (Ảnh: Thanh Tùng). |
Với mong muốn tiếp thêm động lực cho đội ngũ y, bác sĩ, Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối, kêu gọi toàn thể các Tập đoàn, Doanh nghiệp, Tổ chức, Cá nhân đồng hành cùng Báo VietNamNet ủng hộ trang thiết bị y tế (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cho các bệnh viện đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Mỗi một sự chung tay dù là nhỏ bé, cũng sẽ góp phần để không chỉ TP.HCM mà còn là cả nước sớm chiến thắng đại dịch.
Khánh Hoà
Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo相关文章
随便看看