当前位置: 当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bong da trực tiếp】Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp! 正文

【bong da trực tiếp】Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

2025-01-10 17:08:59 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:293次
VEPR dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 khoảng 5,ệnthựchoámụctiêutăngtrưởngGDPĐòihỏisựứngbiếnphùhợbong da trực tiếp5-6% Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”, Diễn đàn cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam 2024 do Báo Đầu tư tổ chức đã diễn ra vào chiều 6/6, tại Hà Nội.

Bức tranh kinh tế 5 tháng nhiều điểm sáng

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chỉ rõ kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực.

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng tích cực, lần lượt là tăng 16,6%, 15,% và 18,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ước xuất siêu 5 tháng đạt hơn 8 tỷ USD... Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 5 tháng đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đăng ký mới đạt hơn 7,94 tỷ USD, tăng 50,8%; vốn thực hiện đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023…

“Giải ngân đầu tư công 5 tháng đạt hơn 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, qua đó đã đưa được một lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định và cho rằng: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 5 tháng tăng 6,8%; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3%...

Đặc biệt, tình hình đăng ký doanh nghiệp đã có chuyển biến rất tốt trong tháng 5/2024 Số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng 5 là gần 20.000 doanh nghiệp, tăng 10,6% so với cùng kỳ, gấp 1,7 lần số rút lui khỏi thị trường (11.400 doanh nghiệp). Tính chung 5 tháng, có 98.800 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 4,1%, cao hơn số rút lui khỏi thị trường là 97.300 doanh nghiệp.

Cũng nói về những điểm sáng trong bức tranh kinh tế 5 tháng, TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng: Nhiều chỉ dấu tích cực trong bức tranh kinh tế 5 tháng, trong đó xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan, thể hiện qua các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu đều tăng trưởng tốt, cho thấy sức cầu trên thị trường thế giới đã hồi phục. Đầu tư tích cực cả về đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, đầu tư nước ngoài tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái và vốn FDI giải ngân tăng gần 8%. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trừ tháng 3/2024 đạt 49,9 điểm, còn lại đều trên 50 điểm...

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!
Với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”, Diễn đàn cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam 2024 do Báo Đầu tư tổ chức đã diễn ra vào chiều 6/6, tại Hà Nội

Ứng biến phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng

Mặc dù xu hướng phục hồi với kinh tế Việt Nam là khá tích cực, nhưng theo thông tin từ diễn đàn, kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, khu vực và cả vấn đề nội tại của nền kinh tế. Nhất là trong bối cảnh các nền kinh tế lớn đang đứng trước nhiều lựa chọn chính sách khác nhau về những vấn đề toàn cầu và trong nước. Các yếu tố này đã tạo sức ép lớn lên điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng của các nước đang phát triển, khiến công tác dự báo, ứng phó ngày càng khó khăn, bị động hơn.

Xu hướng gần đây, một số nước đã triển khai các gói kích thích kinh tế mới, bao gồm cả chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp như bán dẫn, AI… Điều này cũng làm gia tăng thêm sức ép cạnh tranh, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn nữa để theo kịp với thế giới, khu vực.

Tương tự như vậy, áp lực lạm phát, tỷ giá cũng đang gia tăng; sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; cầu tiêu dùng vẫn tăng thấp… Thị trường bất động sản dù có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, cần quan tâm xử lý; tăng trưởng tín dụng chưa cao, 5 tháng mới đạt 2,41%, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn... Thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục tăng; thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn; quản lý thị trường vàng còn bất cập…

Ngoài ra, còn các vấn đề liên quan đến niềm tin của thị trường; sự e ngại, thận trọng của xã hội, thậm chí là tâm lý sợ sai, sợ chịu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm; một số quy định, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh chưa được cắt giảm triệt để, còn rườm rà, ách tắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Với những cơ hội và thách thức trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt 6% và năm 2025 có thể đạt 6,5%.

Trước đó, dựa trên những kết quả đạt được và đánh giá xu hướng thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2024, đúng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đã quyết nghị, để chủ động trong điều hành.

TS. Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng: Những bến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam những tháng đầu năm là tốt, chỉ có điều chúng ta cần có 1 không gian để ứng phó trong một thế giới đầy chuyển động như hiện nay.

Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: Khó bên ngoài khó cả bên trong, nên sức ép điều hành kinh tế là rất lớn. Với một nền kinh tế có quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động bên ngoài như Việt Nam, điều hành thế nào, ứng biến ra sao trước mỗi biến động của thị trường là điều không đơn giản. Yêu cầu đặt ra là cần theo dõi sát, nhanh nhạy nắm bắt tình hình, dự báo sớm để điều chỉnh, phản ứng chính sách kịp thời, thích ứng cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜