搜索

【kết quả trận tijuana】Thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế: Động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh

发表于 2025-01-10 07:56:19 来源:Empire777
Kinh tế TPHCM phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc
Hải quan đôn đốc thực hiện cải cách góp phần phục hồi,úcđẩyphụchồivàtăngtrưởngkinhtếĐộnglựctừcảithiệnmôitrườkết quả trận tijuana phát triển kinh tế-xã hội
Doanh nghiệp FDI “hiến kế” để kinh tế phục hồi nhanh
Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Ngành giao thông phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác khoảng 1.176km đường cao tốc giai đoạn 2021 - 2025.	Ảnh: ST
Ngành giao thông phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác khoảng 1.176km đường cao tốc giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: ST

“Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng:

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, biện pháp, mô hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thường xuyên, liên tục và quyết liệt.

Tiếp tục triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược như: hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, dịch vụ, du lịch, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục... theo hướng đồng bộ, hiện đại; cải cách hành chính phát huy hiệu quả; xây dựng hệ thống cơ quan hành chính tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Về triển khai một số cách làm mới trong hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thành lập tiểu ban sản xuất, lưu thông hàng hóa và trung tâm chỉ huy. Quảng Ninh là một trong những địa phương tiên phong, mạnh dạn trao quyền cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo không gian mở, thân thiện; nâng cao hiệu quả tương tác giữa chính quyền và người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI):

Để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh, tỉnh nào vai trò lãnh đạo của người đứng đầu mạnh thì thủ tục hành chính sẽ được triển khai thuận lợi và ngược lại. Đặc biệt hơn, để thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, vấn đề thúc đẩy thực thi đóng vai trò hết sức quan trọng, theo đó cần chú trọng thúc đẩy thực thi, có những cách làm mới mang lại hiệu quả cao. Bởi chính sách, kế hoạch cải cách thì địa phương nào cũng có, nhưng công tác thực hiện có đi vào thực tiễn hay không, doanh nghiệp, người dân có được thụ hưởng từ những chính sách cải cách hay không thì lại phụ thuộc vào hiệu quả thực thi chính sách.

X.Thảo (ghi)

Đánh giá về tình hình cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian qua, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) cho biết, từ cuối năm 2019, nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại. Trên thực tế, nhiều cải cách điều kiện kinh doanh đã thực hiện trên văn bản nhưng chưa có đánh giá về hiệu quả thực thi. Cụ thể, ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy thu gọn về số lượng nhưng chưa thực chất. Số lượng dịch vụ công trực tuyến theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương có cải thiện mạnh mẽ song việc thực thi còn mang tính hình thức.

Gần đây, một số biện pháp chống dịch khá cực đoan áp dụng chỗ này, chỗ khác ở những thời điểm nhất định đã “hồi sinh” một số giải pháp kiểm soát doanh nghiệp đã bị bãi bỏ từ lâu hoặc bổ sung các điều kiện kinh doanh mới…

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành, “một cánh én không thể làm nên mùa xuân”, vì thế để cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp rất cần sự đồng bộ, đồng tâm của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước.

“Với Tổng cục Hải quan, những năm qua, để cải thiện môi trường kinh doanh hiệu quả, chúng tôi đã tập trung thay đổi về tư duy, cách nghĩ, cách làm trong quản lý, từ đó thay đổi thái độ phục vụ, lời nói với doanh nghiệp, người dân. Cùng với đó, hàng năm đều tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe tâm tư của doanh nghiệp và giải thích cho họ hiểu, bởi thứ doanh nghiệp cần chính là minh bạch trong các thủ tục”, ông Mai Xuân Thành cho biết thêm.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân cho rằng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên 2 yếu tố quan trọng là cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, ông Thân cho rằng, điều thiết yếu, cơ bản là các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, quy mô đều được thụ hưởng những chính sách và cơ hội phát triển như nhau. Chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi được tham gia các dự án đầu tư công thì sẽ được cải thiện năng lực cạnh tranh ở nhiều khâu, từ chuẩn bị tài chính, con người đến lập hồ sơ dự thầu và thi công, quyết toán. Ngoài ra, Chính phủ cần phân bổ nguồn vốn phù hợp để dành cho phát triển ứng dụng khoa học công nghệ nói chung và nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng trong lộ trình từ nay đến năm 2025.

Thay đổi tư duy cải cách

Để tiếp tục đạt hiệu quả trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, không chỉ Chính phủ mà tất cả chúng ta đều phải coi cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, nhất là trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, họ đang rất cần một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn, an toàn hơn, giảm thiểu mọi chi phí để phục hồi. Với phương châm đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời không đưa ra những văn bản tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp. Cùng với đó, yêu cầu các địa phương sửa đổi ngay những điều kiện kinh doanh đang gây khó cho doanh nghiệp và triển khai nghiêm túc, đầy đủ những nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã ban hành nhằm tạo ra đột phá cho môi trường kinh doanh trong giai đoạn tới.

Còn theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ là bằng chứng về nỗ lực cải cách của Chính phủ. Nghị quyết mở rộng cả về phạm vi, không gian điều chỉnh và mục tiêu, chỉ tiêu, khẳng định cam kết ngày càng mạnh mẽ.

"Hành lang chính sách đã có, việc tổ chức thực thi là trọng tâm hàng đầu. Vì vậy, cần thay đổi tư duy cải cách, không nên tự nhận chúng ta làm tốt mà nên tư duy nếu đã làm tốt rồi thì cần làm tốt hơn nữa, thậm chí tốt nhất có thể, vượt lên trên cả sự tuân thủ. Cùng với đó phải bảo đảm được sự chuyển động đồng đều của các ngành, các lĩnh vực", ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), bà Đặng Tuyết Vinh cho biết, trong năm 2021, thương mại song phương giữa EU và Việt Nam đã tăng 14,8%, đạt khoảng 63,6 tỷ USD. Khi EVFTA đã có hiệu lực và EVIPA sẽ sớm được thực hiện, Việt Nam có cơ hội thu hút một làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một môi trường đầu tư đầy tiềm năng, an toàn và cạnh tranh. Tuy nhiên, một số vấn đề nổi lên là những điểm nghẽn đáng kể trong việc phát huy tối đa tiềm năng và tính hấp dẫn của thị trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, đó là những vấn đề về cơ sở hạ tầng, nhân lực và môi trường kinh doanh (thể chế và thủ tục hành chính), trong đó, những hạn chế về môi trường kinh doanh và các rào cản về thủ tục hành chính được đánh giá là điểm nghẽn và thách thức lớn nhất cần được giải quyết. Trong cải cách thể chế, EuroCham khuyến nghị xây dựng một môi trường đầu tư mang tính dự báo và bền vững để đạt được tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả trận tijuana】Thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế: Động lực từ cải thiện môi trường kinh doanh,Empire777   sitemap

回顶部