您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【àc cup】Xã Phương Bình tập trung sản xuất lúa Đông xuân

Ngoại Hạng Anh314人已围观

简介Những ngày gần đây, nhiều nông dân tại xã Phương Bình, huyện ...

Những ngày gần đây,ươngBnhtậptrungsảnxuấtlaĐàc cup nhiều nông dân tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tập trung xuống giống vụ lúa Đông xuân 2023-2024. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chính quyền địa phương đã xây dựng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa và khuyến cáo các giải pháp sản xuất phù hợp đến người dân.

Ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Viển, ở ấp Phương Quới A, đã được xuống giống gần 1 tháng và đang phát triển tốt.

Đến thời điểm này, toàn xã đã xuống giống được 1.573/1.753,3ha lúa Đông xuân, đạt 89,72% diện tích lúa của địa phương. Trong đó, 1.100ha đang trong giai đoạn mạ, hơn 400ha ở giai đoạn đẻ nhánh. Một số khu vực do chưa có đê bao khép kín, chưa chủ động được nước tưới tiêu nên người dân chưa xuống giống kịp lịch thời vụ. Hiện tại bà con đang chủ động vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống hoàn thiện phần diện tích còn lại.

Ông Nguyễn Văn Viển, ở ấp Phương Quới A, xã Phương Bình, cho biết: “Mỗi vụ lúa tôi đều xuống giống theo đúng lịch của địa phương để né rầy, sâu bệnh. Gia đình tôi có khoảng 18.200m2 đất lúa, hiện đã xuống giống được gần 1 tháng. Mấy năm nay, nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên giảm nhiều chi phí. Tôi cũng đã chuyển sang sạ hàng thay cho hình thức sạ tay, vì giảm lượng lúa giống khoảng 8kg/công so với trước đây”.

Tại xã Phương Bình, giống lúa được nhiều bà con nông dân lựa chọn để xuống giống là Đài Thơm 8, OM18... Trong đó, giống Đài Thơm 8 chiếm tỷ lệ 90%, do qua một vài vụ canh tác cho thấy giống này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao và được nhiều thương lái thu mua.

Một số phương pháp kỹ thuật xuống giống tại địa phương phải kể đến như cấy (lượng giống 40-70kg/ha), sạ hàng, sạ bằng máy phun (lượng giống 70-80kg/ha) và sạ lan bằng tay (lượng giống từ 100-150kg/ha). Tuy nhiên, vụ Đông xuân này, phần lớn người dân đều chọn phương pháp sạ hàng hoặc sạ bằng máy phun thay cho sạ tay. Hình thức này giúp tiết kiệm giống so với cách gieo sạ truyền thống. Không chỉ ít tốn giống, phân thuốc cũng giảm, bởi lúa ít sâu bệnh, giảm được tình trạng đổ ngã khi lúa chín, nhờ vậy năng suất và chất lượng lúa rất cao.

Dù vậy, vụ lúa Đông xuân này, người dân còn gặp phải một số khó khăn trong khâu xuống giống như hiện tại còn một số khu vực sản xuất lúa của bà con còn chưa khép kín, chưa có trạm bơm nên không thể xuống giống tập trung. Tuy nhiên, nhìn chung năm nay mực nước không cao, điều kiện thời tiết cũng thuận lợi nên chưa xảy ra trường hợp thiệt hại nào trong quá trình xuống giống.

Cùng với nông dân, UBND xã Phương Bình đã kịp thời chỉ đạo Tổ kỹ thuật nông nghiệp thông báo lịch xuống giống rộng rãi đến bà con, khuyến cáo bà con gieo sạ đồng loạt, theo lịch né rầy của địa phương; làm đất, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống lúa cấp xác nhận trong gieo sạ. Bên cạnh đó, khuyến cáo bà con sạ thưa để tiết kiệm chi phí, hạn chế được sâu bệnh, nhất là hạn chế phun thuốc trừ sâu khi lúa nhỏ hơn 40 ngày tuổi để bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật và thông tin tình hình diễn biến thời tiết, các bản tin thời tiết nông vụ đến bà con nông dân trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: Nhìn chung, ở vụ lúa Đông xuân niên vụ 2023-2024, bà con nông dân rất phấn khởi do giá lúa thương phẩm ở mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây, dao động từ 8.000-8.400 đồng/kg đối với lúa Đài Thơm 8; 8.900 đồng/kg đối với lúa RVT. Đồng thời, trong thời điểm bà con xuống giống điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên trà lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt.

“UBND xã cũng sử dụng tốt chính sách hỗ trợ cho người trồng lúa theo Nghị định 62/2029/NĐ-CP của Chính phủ để kịp thời hỗ trợ cho người dân đúng quy định. Trong thời gian tới, UBND xã tiếp tục chỉ đạo Tổ kỹ thuật nông nghiệp xã thường xuyên thăm đồng để giám sát sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Theo dõi diễn biến tình hình sinh vật gây hại trên đồng ruộng và đưa ra biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả đến bà con. Mục tiêu là nhằm hạ thấp giá thành sản xuất, hạn chế rủi ro, góp phần tăng năng suất, tăng lợi nhuận trong canh tác lúa cho bà con nông dân trên địa bàn xã”, ông Phương chia sẻ thêm.

Bài, ảnh: MAI THANH

Tags:

相关文章