Thách thức chung trong việc thực hiện quy định EPR tại Việt Nam
EPR là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ rất hiệu quả trong quản lý rác thải. Trong đó,ườngThịnhvàĐồngTiếnhợptácthugomtáichếbaobìkq bundesliga duc các nhà sản xuất và nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ.
Vì thế, EPR được xem là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Chính sách này đã được thực hành ở nhiều quốc gia châu Âu và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ EPR như là một quy định bắt buộc, bằng việc thể chế hóa trách nhiệm này của nhà sản xuất/nhập khẩu tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và được cụ thể hóa trong Nghi định 08/2022/ND-CP.
Tuy nhiên, để thực thi thành công quy định này, Việt Nam hiện phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức về năng lực thu gom tái chế cần được giải quyết vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến: Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì, rác thải sinh hoạt còn dàn trải, chưa tập trung; phương tiện, thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đồng bộ, hiện đại, thiếu chuyên nghiệp; tỷ trọng rác do lực lượng dân lập “phi chính thức” thu gom vẫn còn rất cao; tỷ lệ người dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa cao.
Đặc biệt, từ thu gom tới tái chế cần một quy trình theo tiêu chuẩn nhưng Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng cơ sở hạ tầng tái chế đạt tiêu chuẩn EPR, nhất là những nhà máy đủ khả năng tái chế các loại rác thải.
FrieslandCampina Việt Nam và cam kết kinh tế tuần hoàn
Với sứ mệnh “Nuôi dưỡng để hành tinh chúng ta tốt đẹp hơn”, tập đoàn FrieslandCampina - Tập đoàn sở hữu thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost… toàn cầu đặt bao bì bền vững là 1 trong 6 trọng tâm của chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn, với mục tiêu cụ thể là tới năm 2030, 100% tương ứng lượng bao bì công ty sử dụng và sản xuất sẽ được thu gom và tái chế.
Để theo đuổi mục tiêu to lớn đó, ngay từ năm 2019, FrieslandCampina Việt Nam cùng 8 công ty khác tại Việt Nam đồng sáng lập Liên minh Bao bì Tái chế Việt nam (PRO Việt Nam) với sứ mệnh nâng cao năng lực thu gom tái chế của các thành viên trong liên minh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam Xanh, Sạch, Đẹp.
Hiện nay, 95% bao bì của FrieslandCampina Việt nam đã là bao bì có khả năng tái chế, trong đó đặc biệt có bao bì giấy nâu thân thiện môi trường làm bằng chất liệu PE sinh học (Bio-PE) có nguồn gốc từ bã mía của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan được đưa ra thị trường vào giữa năm 2022.
Đó là cơ sở thuận lợi ban đầu cho việc triển khai quy định EPR. Ngay từ đầu năm 2023, thông qua PRO Việt Nam, FrieslandCampina thực hiện thu gom và tái chế bao bì ngay trước khi qui định EPR đi vào hiệu lực, thể hiện cam kết mạnh mẽ của công ty trong mục tiêu tiên phong thực hiện trách nhiệm mở rộng của mình.
Tiên phong hợp tác chiến lược để mở rộng năng lực thu gom tái chế bao bì
Bên cạnh cam kết thu gom và tái chế bao bì thông qua PRO Việt Nam, FrieslandCampina Việt Nam khởi xướng hợp tác chiến lược ba bên với Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương và Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Trường Thịnh để nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì rác thải.
Nội dung bao gồm xây dựng hình mẫu về mô hình hợp tác giữa nhà sản xuất, đơn vị thu gom và đơn vị tái chế bao bì, nhằm nâng cao năng lực của các bên, tạo dựng cơ sở triển khai trên diện rộng với sự tham gia của nhiều đối tác liên quan trên cả nước.
Theo đó, FrieslandCampina Việt Nam cam kết hỗ trợ các đối tác trong việc thu gom và tái chế bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy carton, với số lượng cụ thể dài hạn hàng năm, hướng tới đạt mục tiêu của tập đoàn: thu gom tái chế 100% lượng bao bì hàng năm của mình vào năm 2030.
Là doanh nghiệp có chức năng thu gom rác thải không độc hại cũng như hoạt động quản lý các chất thải khác, Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Trường Thịnh sẽ đầu tư tạo mạng lưới thu gom bao bì giấy vỏ hộp sữa và giấy carton ở các khu dân cư, trường học; thực hiện quy trình phân loại, xử lý rác thải thu gom theo đúng quy định, với mục tiêu nâng cao năng xuất thu gom hàng năm.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tái chế giấy tại Việt Nam, Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương cam kết sẽ tái chế bao bì theo kế hoạch và các thỏa thuận đã ký kết với 2 đơn vị đối tác, trên cơ sở đó nâng cao công suất tái chế hiện có của đơn vị.
Ông Dương Văn Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Trường Thịnh chia sẻ: “Chúng tôi sẽ xây dựng và duy trì hoạt động thu gom tại các tỉnh, thành phía Nam thông qua mạng lưới hiện có của Trường Thịnh cũng như không ngừng mở rộng các điểm thu gom mới tại các khu công nghiệp, chung cư và các khu vực trọng điểm khác.
Đối với vỏ hộp sữa, hộp giấy đã qua sử dụng, nếu được thu gom, xử lý đúng cách sẽ tạo ra một nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp tái chế. Chúng tôi kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ tái chế vỏ hộp giấy tại Việt Nam”.
Đánh giá cao việc hợp tác với FrieslandCampina Việt Nam, ông Hoàng Trung Sơn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương, nhấn mạnh: “Chúng tôi đã sẵn sàng về hạ tầng và dây chuyền hiện đại để tái chế bao bì giấy các loại, đặc biệt là bao bì giấy đựng đồ uống, tạo ra các sản phẩm giấy tái chế đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cá nhân tôi đánh giá rất cao và luôn sẵn sàng tham gia những mô hình hợp tác chiến lược như thế này. Đây chính là sự thể hiện cam kết của các doanh nghiệp từ sản xuất đến thu gom để có nguồn nguyên liệu đầu vào cho tái chế, để chúng ta có thể vừa chung tay giải quyết vấn đề rác thải vừa cùng nhau tạo ra một nguồn tài nguyên mới từ rác”.
Ông Richard Kiger, Tổng Giám đốc FrieslandCampina Việt Nam, chia sẻ: “Gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, FrieslandCampina tự hào là một những công ty tiên phong thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại Việt nam. Chúng rất hân hạnh cùng các doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong việc giải quyết các thách thức về rác thải bằng mô hình kinh tế tuần hoàn”.