您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【hagl vs hanoi】Thị trấn không ngủ

Cúp C18946人已围观

简介Đêm náo nhiệt Được bao quanh bởi hệ thống ...

Đêm náo nhiệt

Được bao quanh bởi hệ thống trên 360 đảo lớn nhỏ,ịtrấnkhocircngngủhagl vs hanoi một bên là biển cả mênh mông, đảo Cát Bà rất sôi động. Các xe điện lượn khắp thị trấn đưa du khách ngắm cảnh đảo Cát Bà về đêm. Dưới cảng Cát Bà, những chiếc thuyền tấp nập khách lên xuống ngắm biển và cuộc sống người dân làng chài về đêm... các khách sạn đón khách 24/24 giờ. Hàng ăn, phố đêm trên bờ biển không có giờ nghỉ. Các dịch vụ ẩm thực luôn sẵn sàng phục vụ thực khách khi có nhu cầu. Chị Đinh Thị Hằng, kinh doanh dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp đôi tại trung tâm du lịch Cát Bà cho biết: “Ở đây không quy định giờ nghỉ. Khi nào khách ngủ, chúng tôi sẽ nghỉ ngơi; khách còn vui chơi, hoạt động thì chúng tôi còn phục vụ. Đặc biệt, ở thị trấn Cát Bà bất kỳ giờ nào trong ngày cũng có khách đến, chỉ là nhiều hay ít mà thôi. Để phục vụ tốt du khách và nâng cao thu nhập, vợ chồng tôi thay phiên nhau quản lý hơn 30 xe máy và 80 xe đạp. Về mùa thu, mỗi xe đạp cho thuê giá chỉ 30.000 đồng/lượt, 80.000 đồng/lượt xe máy, không giới hạn thời gian. Đối với xe đạp, khách chỉ cần thế chấp thêm 100.000 đồng/chiếc. Còn với xe máy, chủ dịch vụ chỉ chụp ảnh passport hoặc thế chấp giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân. Chúng tôi phối hợp hệ thống khách sạn, nhà hàng để xe tại các điểm đón nhằm cung cấp dịch vụ cho khách khi có nhu cầu”.

Cảnh sơn thủy hữu tình ở đảo Cát Bà luôn thu hút du khách gần xa

Không riêng chị Hằng mà nhiều dịch vụ khác cũng hoạt động 24/24 giờ. “Du khách đến thị trấn Cát Bà giờ nào trong ngày cũng dễ dàng tìm được nơi dừng chân ưng ý với hệ thống khách sạn dày đặc, ẩm thực phong phú cùng chuỗi nhà hàng, quán ăn về đêm và các dịch vụ khác. Trong khi tại những điểm du lịch khác, du khách khó tìm kiếm các dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn, ăn uống từ 23 giờ trở đi, nếu có cũng ít sự lựa chọn” - anh Lê Hồng Liên, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm hướng dẫn và phát triển du lịch Cát Hải cho biết.

Truyền thuyết về danh xưng “Cát Bà”

Anh Lê Hồng Liên cho biết thêm: 90% người dân trên đảo sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh dịch vụ du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, 10% còn lại sống bằng nghề nông. Vì địa hình chủ yếu là núi nên đa số lương thực, thực phẩm được vận chuyển từ đất liền; số lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trên địa bàn huyện chỉ chiếm 10%. Vì thế, giá thực phẩm trên đảo cao hơn nhiều so với đất liền.

Sự sầm uất, kỳ vỹ, thơ mộng của đảo Cát Bà khiến du khách không nỡ rời đi. Những truyền thuyết về chuyện giữ đảo của “các bà”, “các ông” trong thời chiến làm du khách hiếu kỳ. Anh Lê Hồng Liên sinh ra và lớn lên tại thị trấn Cát Bà kể: “Vào thời chiến, các bà, các chị trên đảo chuyên lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận (có tên là đảo Các Ông). Đảo Cát Bà xuất phát từ đọc chệch tên đảo Các Bà mà thành”. Thêm một truyền thuyết khác mà người dân sống lâu năm nơi đây kể lại: Từ xa xưa đảo Cát Bà là hậu cung của một vị quân vương dũng mãnh, nhân hậu. Khi đến đây khai hoang, thấy nhiều phụ nữ mà chồng của họ vĩnh viễn không trở về sau những chuyến đi biển, ông thương cảm và cưu mang. Sau đó, vị quân vương kia đi khai phá tiếp vùng Hòn Gai, Bãi Cháy (Quảng Ninh). Trước khi đi, ông tập hợp các bà ra sống tại hòn đảo trong vịnh Lan Hạ. Vì thế, sau này vùng đất Bãi Cháy, Hòn Gai có tên là đất Của Ông - Cửa Ông, còn hòn đảo kia thì có tên đảo Các Bà (Cát Bà).

Là cửa ngõ giao lưu quốc tế, trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, Cát Bà, Cát Hải có vị trí chiến lược quân sự quan trọng giúp quân ta chiến thắng trong nhiều trận đánh. Thời kỳ chống Mỹ, Cát Bà, Cát Hải là mục tiêu tấn công của không quân và hải quân Mỹ. Trải qua thăng trầm thời gian, dù truyền thuyết hay ở góc độ lịch sử thì Cát Bà vẫn lung linh, thơ mộng, hùng vỹ khơi gợi niềm đam mê khám phá của du khách đối với đảo ngọc Cát Bà - “Thị trấn không ngủ”.

Ngọc Bích

Tags:

相关文章