【số liệu thống kê về inter milan gặp ac milan】Sửa Luật Kế toán: Minh bạch tài chính được ưu tiên

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:12:36

sua luat ke toan minh bach tai chinh duoc uu tien

Ông Đặng Thái Hùng-Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán,ửaLuậtKếtoánMinhbạchtàichínhđượcưutiêsố liệu thống kê về inter milan gặp ac milan kiểm toán trả lời tại cuộc họp báo.

"Bức tranh toàn cảnh"

Chia sẻ về những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, ông Đặng Thái Hùng - Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính nêu cho biết, một điểm mới đáng quan tâm của dự án Luật là việc lập Báo cáo tài chính Nhà nước.

Theo dự thảo Luật, Báo cáo tài chính Nhà nước là báo cáo tổng hợp về nguồn vốn và sử dụng vốn của quốc gia (hoặc địa phương), bao gồm các chỉ tiêu như: thu chi ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước, nợ công, khoản vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, các tài sản công và nguồn vốn, tài sản khác của Nhà nước.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính nhận thấy có nước không lập Báo cáo tài chính Nhà nước tổng hợp mà thể hiện bằng các báo cáo tài chính riêng biệt, song cũng có nước lập báo cáo tài chính tổng hợp như: Mỹ, Nam Phi, Canada, Singapore, Hàn Quốc.

"Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước đi trước một bước trong nội dung này" - ông Hùng khẳng định.

Ông Đặng Thái Hùng cho biết thêm, 2 nội dung quan trọng trong quy định về Báo cáo tài chính Nhà nước đó là quy định cụ thể về khái niệm, nguyên tắc lập, quy định người lập báo cáo và quy định về một số nguyên tắc và thể thức lập.

Trả lời thắc mắc của một số cơ quan báo chí cho rằng cần quy định cụ thể hơn nữa về quy trình, thời điểm... của Báo cáo tài chính Nhà nước, ông Hùng lý giải, nếu đưa một số nội dung cụ thể, không có tính chất ổn định vào Luật thì Luật sẽ dễ bị lạc hậu ngay sau khi ban hành. Do vậy, những quy định nêu trong Luật cũng phải có nguyên tắc nhất định.

Chính vì thế, bên cạnh dự thảo Luật, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện Nghị định hướng dẫn các nội dung chi tiết hơn về Báo cáo tài chính Nhà nước kèm theo tài liệu gửi trình Quốc hội. Dưới Nghị định này còn một số văn bản hướng dẫn thi hành cũng đang được soạn thảo để ban hành kịp thời sau khi Luật được Quốc hội thông qua.

Nói rõ hơn về sự "ưu việt" của Báo cáo Tài chính Nhà nước, ông Vũ Đức Chính - Vụ trưởng Vụ Kế toán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước cho hay: "Thực tế, hiện nay chúng ta chỉ lập báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Báo cáo này không cho chúng ta thấy tổng thể tình hình tài sản, nguồn vốn và các thông tin khác về tài chính đất nước".

Song, ông Chính khẳng định, không phải vì chưa có Báo cáo tài chính Nhà nước mà công tác quản lý bị buông lỏng. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị vẫn có những báo cáo tài chính theo những mức độ khác nhau, chỉ chưa có ở phạm vi toàn quốc.

Với Báo cáo tài chính Nhà nước được quy định trong dự thảo Luật, các cơ quan quản lý cấp Trung ương, Quốc hội,... sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, minh bạch hơn, có trong tay "bức tranh toàn cảnh" về nền tài chính công để qua đó có thông tin đầy đủ hơn làm căn cứ đưa ra những quyết sách phù hợp. Việc này cũng phù hợp với hoạt động cải cách tài chính công, hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Cấm lập nhiều sổ kế toán tài chính

Một điểm mới khác là bổ sung các quy định về các hành vi bị cấm. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán cho hay, Điều 14 Luật Kế toán hiện hành đã quy định các hành vi bị cấm, tuy nhiên qua rà soát, Chính phủ đề nghị bổ sung thêm một số hành vi như: Cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán dưới mọi hình thức; Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên; Hành nghề dịch vụ kế toán mà không đăng ký theo quy định của pháp luật; Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp khi chưa được Bộ Tài chính cấp phép trong các giao dịch;... nhằm đảm bảo bao hàm được tất cả các hành vi gian lận, sai phạm trong quá trình thực hiện luật, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành chính.

Phân tích sâu hơn khi được hỏi về việc lập nhiều sổ kế toán, ông Đặng Thái Hùng cho biết, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang duy trì 2 loại sổ là sổ kế toán báo cáo cơ quan Thuế và một sổ sử dụng nội bộ. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tồn tại 2 loại sổ là sổ báo cáo với nước sở tại và sổ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc này sẽ bị cấm theo quy định của dự thảo Luật mới.

Trong dự thảo Luật đưa ra xin ý kiến lần đầu tiên, Bộ Tài chính dự kiến cấm doanh nghiệp có "hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên để nhằm mục đích trục lợi". Tuy nhiên sau một số cuộc hội thảo đã có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng nên bỏ vế "để nhằm mục đích trục lợi" bởi có thể doanh nghiệp sẽ lợi dụng vào điểm đó để tiếp tục làm sai.

"Trên thực tế, việc các doanh nghiệp, cơ quan lập hai hoặc nhiều hệ thống sổ kế toán để “phục vụ” các đối tượng khác nhau (hệ thống kế toán phục vụ mục đích quản lý nội bộ khác với hệ thống để đối phó với cơ quan thuế, cơ quan thanh tra kiểm toán…) diễn ra khá phổ biến, dù hành vi này đã bị nghiêm cấm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng đây là lần đầu tiên quy định cấm đối với hành vi này được luật hóa" - ông Hùng khẳng định.

顶: 7踩: 92747