【thứ hạng của levante ud】Tiết kiệm chi để có thu nhập tăng thêm

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:55:30

tiền

Các cơ quan,ếtkiệmchiđểcóthunhậptăngthêthứ hạng của levante ud đơn vị muốn có thu nhập tăng thêm thì phải tiết kiệm chi.

Chênh lệch lớn về thu nhập tăng thêm

Theo phản ánh của một số bộ, ngành và địa phương, thu nhập tăng thêm giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) có sự chênh lệch. Có cơ quan chi thu nhập tăng thêm nhiều, có cơ quan chi thu nhập tăng thêm ít, có cơ quan không có thu nhập tăng thêm.

Sở Tài chính Gia Lai cho biết, năm 2016 thu nhập tăng thêm của thanh tra tỉnh là 29,256 triệu đồng/người/năm; trong khi đó, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức của Sở Giáo dục – Đào tạo chỉ là 2 triệu đồng/người. Một số cơ quan trên địa bàn không có thu nhập tăng thêm như Sở Y tế, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Thông tin – Truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Công thương…

Sở Tài chính Quảng Trị cũng cho biết, số kinh phí để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ năm 2015 của tỉnh là hơn 6 tỷ đồng, trong đó có 84 đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm dưới 0,1 lần. Đơn vị có người thu nhập tăng thêm cao nhất là 600 nghìn đồng/tháng (Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn tỉnh) và 115 đơn vị không có thu nhập tăng thêm.

Đối với cơ quan cấp bộ, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kinh phí để chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức các đơn vị thuộc diện quản lý rất thấp, hầu như không có. Năm 2016, chỉ có 4/8 đơn vị có kinh phí để chi trả thu nhập tăng thêm. Số tiền chi trả cũng giảm so với năm 2015.

Còn Bộ Y tế cho biết, tổng kinh phí tiết kiệm trong năm 2016 do thực hiện chế độ tự chủ là 24,4 tỷ đồng, trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giao tự chủ là 6,2 tỷ đồng và từ nguồn thu phí được để lại là 18,2 tỷ đồng. Có 2 đơn vị không có thu nhập tăng thêm là Cục Công nghệ thông tin và Văn phòng Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình; 3 đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm dưới 0,1 lần; 3 đơn vị vị có thu nhập từ trên 0,1 - 0,2 lần; 1 đơn vị thu nhập trên 0,3 - 0,4 lần; 2 đơn vị có hệ số tăng thu nhập khoảng 1 lần. Cục An toàn thực phẩm và Cục Quản lý Dược có người có thu nhập tăng thêm cao nhất là từ 11 - 12 triệu đồng/người/tháng. Riêng 2 cục này thu nhập tăng thêm trung bình của cán bộ khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Nguyên nhân được chỉ ra, theo Sở Tài chính Đắk Lắk là do cơ quan được giao nhiều biên chế thì nhiều kinh phí được giao tự chủ, trong khi chức năng, nhiệm vụ được giao ít dẫn đến có nguồn kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập. Ngược lại, có cơ quan chức năng nhiệm vụ được giao nhiều từ đó sử dụng kinh phí nhiều nên không có thu nhập tăng thêm hoặc thu nhập tăng thêm thấp.

Sở này còn cho biết thêm, việc tạo ra động lực đối với tiết kiệm kinh phí để nâng cao thu nhập còn hạn chế. Định mức phân bổ NSNN còn thấp, các cơ quan quản lý hành chính hầu hết không có nguồn thu khác, ngoài ra theo quy định còn phải tiết kiệm kinh phí chi hoạt động thường xuyên làm nguồn cải cách tiền lương, nên các cơ quan gặp nhiều khó khăn về kinh phí thực hiện nhiệm vụ, khó có khả năng tiết kiệm kinh phí. Vì vậy, mặc dù cơ chế tự chủ quy định được sử dụng kinh phí tiết kiệm để bổ sung thu nhập cho công chức, người lao động tối đa không quá 1 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định, nhưng thực tế nhiều đơn vị không có thu nhập tăng thêm, hoặc có cũng rất thấp.

Về cách chi trả thu nhập tăng thêm, Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, nhiều đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang tính hình thức, bình quân, không theo kết quả lao động như hướng dẫn trong Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV nên không khuyến khích, không tạo động lực làm việc cho công chức và người lao động.

Bố trí kinh phí theo dự toán của đơn vị

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Trường cho biết, các cơ quan, đơn vị muốn có thu nhập tăng thêm thì phải tiết kiệm chi, thực hiện nhiệm vụ hiệu quả mới có nguồn dư ra để bổ sung thu nhập, chứ không phải là đương nhiên có nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho người lao động. Đơn vị tiết kiệm được nhiều thì sẽ có thu nhập tăng thêm nhiều, đơn vị tiết kiệm được ít có thu nhập tăng thêm ít. Đơn vị nào không tiết kiệm được thì không có. Những cơ quan hành chính không có nguồn thu sẽ phải tiết kiệm chi. “Nhiệm vụ nhiều hay ít thì đã lập dự toán, bố trí theo dự toán, theo yêu cầu công việc, theo biên chế, theo chức năng nhiệm vụ chứ không phải là so sánh đơn vị nhiều việc hay đơn vị ít việc”, ông Trường nhấn mạnh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị được thu các loại phí, lệ phí dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Nguồn thu đó trước hết là để thực hiện nhiệm vụ. Ngoài thực hiện nhiệm vụ nếu có tiết kiệm thì có thể bổ sung thu nhập, nhằm khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dự toán chi được giao hoặc nguồn thu được giao. Ông Trường cũng lưu ý các đơn vị sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm có nghĩa là vẫn tuân thủ đúng quy trình thực hiện nhiệm vụ chứ không phải là cắt bớt nhiệm vụ để có tiền tăng thu nhập.

“Các cơ quan, đơn vị hoạt động cũng giống như một doanh nghiệp. Doanh nghiệp giảm chi phí, giảm giá thành mới cạnh tranh được, mới có lợi nhuận nhiều để tăng lương, tăng thu nhập và phúc lợi cho người lao động. Đối với đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính, nếu giảm được chi phí trong thực thi nhiệm vụ thì có nguồn dư ra để có điều kiện tăng thu nhập”, ông Trường nhấn mạnh.

Liên quan đến cách chi trả thu nhập tăng thêm, ông Trường cho biết thêm, mỗi cơ quan có quy chế riêng, cách chi trả theo quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị chứ không có quy định chung.

Cũng theo ông Trường, Nhà nước đang chủ trương xây dựng cách tính lương theo vị trí việc làm. Theo đó, các cơ quan, đơn vị phải xây dựng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, xác định vị trí việc làm trong cơ cấu đơn vị. Trả lương theo vị trí việc làm sẽ đo lường được hiệu quả, kết quả của từng vị trí, của từng người. Vì vậy, đơn vị phải xây dưng được tiêu chí, vị trí, cán bộ đảm đương theo vị trí nào thì sẽ có tiền lương theo vị trí ấy.

Bùi Tư

顶: 194踩: 55