Trong bối cảnh các tranh chấp dân sự,ỳvọngtừLuậtHagiảiđốithoạitạsiêu cúp italia 2023 khiếu kiện hành chính có những diễn biến phức tạp, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2021 được kỳ vọng là cơ chế pháp lý mới, góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp trong dân. TAND huyện Long Mỹ trao các quyết định bổ nhiệm hòa giải viên theo Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án. Theo Tòa án nhân dân tỉnh, trong giai đoạn từ năm 2015-2020, tòa án nhân dân (TAND) hai cấp Hậu Giang đã hòa giải thành 12.943 vụ/22.933 vụ án thụ lý giải quyết, đạt tỷ lệ 62,04% trong các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Theo đánh giá của TAND tỉnh, các tranh chấp về dân sự ngày càng tăng về số lượng, phức tạp về tính chất. Tranh chấp chủ yếu về đất đai, hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản… chiếm tỷ lệ cao. Các loại án này thường diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội; đặc biệt là quan hệ về đất đai, nếu không được giải quyết kịp thời, thỏa đáng có thể dẫn đến khiếu kiện đông người, vượt cấp… Vì vậy, công tác hòa giải, đối thoại, giải thích pháp luật trong giải quyết các tranh chấp đóng vai trò rất quan trọng. Chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2021, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án quy định việc hòa giải, đối thoại sẽ được thực hiện trước khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, đơn khởi kiện vụ án hành chính… thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án TAND tỉnh, cho biết: Trước đây, Luật Hòa giải ở cơ sở hay Bộ luật Dân sự đã có nội dung quy định liên quan đến hòa giải, tuy nhiên thực tế hiệu quả áp dụng chưa cao. “Đặc biệt, trong hòa giải, hòa giải viên đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phiên hòa giải nhưng các văn bản pháp lý hiện trước đây chưa thực sự chú trọng đến các quy định về hòa giải viên, như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, chế độ đãi ngộ... Do đó khi Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án được ban hành sẽ “vá” được những lỗ hổng trên”, ông Lâm nhấn mạnh. Còn theo bà Trần Thanh Ngân, Chánh án TAND thị xã Long Mỹ, thời gian qua, số lượng vụ việc tòa án các cấp thụ lý tăng nhiều với quy mô lớn, tính chất phức tạp. Trong khi đó, biên chế thẩm phán không đổi đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có những giải pháp căn cơ thúc đẩy nhanh, hiệu quả việc giải quyết tranh chấp của dân, giảm áp lực cho tòa án. “Do đó, việc Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án có hiệu lực sẽ góp phần huy động thêm các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải, đối thoại, góp phần giảm áp lực, nâng cao chất lượng giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính tại tòa”, bà Ngân chia sẻ. Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án quy định cụ thể các tiêu chuẩn đối với một hòa giải viên để có thể tham gia hòa giải tại tòa như phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức, đồng thời có đủ các điều kiện như là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên thi hành án dân sự, thanh tra viên, luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác… có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của TAND tối cao cấp. Luật cũng quy định việc hòa giải, đối thoại tại tòa án được tiến hành dựa trên nguyên tắc các bên tự nguyện tham gia hòa giải, đối thoại; tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ... Theo ông Phạm Hoàng Lâm, triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, TAND hai cấp tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức phổ biến, tuyên truyền luật và văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Đồng thời, đến nay, TAND tỉnh đã thực hiện lựa chọn người và tiến hành bổ nhiệm hòa giải viên tại tòa án theo đúng quy định; tạo điều kiện cơ sở vật chất cơ bản để công tác hòa giải, đối thoại tại TAND hai cấp tỉnh thống nhất đi vào hoạt động hiệu quả. Bài, ảnh: Đ.BẢO |