BP - Hè này,ạnldquothầnđồkết quả giải belarus để thưởng cho cậu con trai học lớp 1 vừa đạt thành tích “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập”, cô cháu họ từ Đắk Lắk đưa con về Sài Gòn chơi, tiện thể ghé thăm gia đình tôi tại Đồng Xoài. Cô luôn miệng kể về cậu con trai cưng với nhiều khả năng như “thần đồng”. Nào từ lúc bé tí nó đã biết hết các con số và chữ cái, chơi trên máy tính và điện thoại thông minh nhoay nhoáy, dù không ai chỉ dạy. Nào đến lớp mới được vài buổi đã đọc thông, làm toán thạo khiến cô giáo cũng phải “choáng”. Thế nhưng nhìn cậu bé với vẻ ngoài sáng sủa nhưng chân tay lại hết sức lóng ngóng, không thể tự đi vệ sinh; khi được hỏi những điều đơn giản thì lại trả lời lan man khiến tôi cảm thấy lo lắng. Tôi thử đưa một cuốn truyện thiếu nhi, cu cậu đọc rất lưu loát, nhưng sau đó không trả lời được câu chuyện nói về điều gì. Mẹ của bé cho biết, trong lớp cháu không thích chơi với các bạn, nhiều lúc cô giáo hỏi không trả lời nhưng thi thoảng lại nói một mình. Trong những giờ vận động, cháu không làm được như các bạn. Mẹ cháu chỉ nghĩ đơn giản là tính cháu khó gần, bù lại cháu thông minh, học rất giỏi nên “cho qua”. Tôi khuyên cháu đưa con đi khám bệnh. Và cháu tôi đã vô cùng bàng hoàng khi bác sĩ xác định “cậu bé thần đồng” bị mắc chứng rối loạn về phát triển, gọi là hội chứng Asperger.
Trường hợp giống như cháu tôi không phải ít. Thời gian qua, thi thoảng trên một số tờ báo có đưa thông tin về các “thần đồng”. Có bé mới hơn 2 tuổi, đang ngồi xem tivi cùng bố mẹ, tự nhiên đọc vanh vách những dòng chữ chạy trên màn hình. Có bé đang học mẫu giáo tự nhiên nói tiếng Anh cùng với các anh chị trong nhà như những người đồng lứa. Có bé tự nhiên “xuất thần” vẽ những bức tranh theo trường phái lập thể. Lại có bé tự nhiên biết làm thơ Đường luật, dù chưa thuộc bảng chữ cái... Trong trường hợp đó, hầu hết những bậc cha mẹ đều ngộ nhận con mình là “thần đồng”. Họ vội vàng thông tin cho báo chí, vội vàng khai thác tối đa những khả năng đặc biệt của các bé như: Khuyến khích đọc thật nhiều, vẽ thật nhiều, làm thơ thật nhiều. Họ muốn có thật nhiều người biết đến khả năng đặc biệt của con mình. Nhưng đến một giai đoạn nhất định, những khả năng đặc biệt ở các bé tự nhiên mất đi. Nhưng nếu chỉ có thế thì không có gì để nói. Điều đáng nói là nhiều bé được coi là “thần đồng” ở một lĩnh vực nào đó lại tiếp thu kiến thức cơ bản rất kém so với các bạn đồng lứa. Nhiều bậc cha mẹ, vì đã lỡ tuyên bố con mình là “thần đồng” hoặc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên dù thấy những biểu hiện bất thường cũng không đưa bé đi khám bệnh. Hậu quả là một số bé trở nên lập dị hoặc thiểu năng, nhiều trường hợp mang bệnh suốt đời.
Ở nước ta, ngoài các vị thần đồng được vinh danh trong truyện kể dân gian như Trạng Quỳnh, Xiển Bột, cũng đã từng xuất hiện những thần đồng có thật như nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên, hãn hữu lắm mới có người trụ được với cái khả năng phát tiết ban đầu như nhà thơ Trần Đăng Khoa nhưng những gì đóng góp cho xã hội cũng không mang tầm cỡ của một thần đồng!
Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám Thân Nhân Trung thời hậu Lê đã khẳng định: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tinh hoa dân tộc ở mỗi thời đại chỉ dồn vào một số ít người. Thế nên những người tài giỏi phát lộ sớm, đến mức được gọi là “thần đồng” thì lại càng quý. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng đừng vì thứ phù hoa rực rỡ của cái danh hiệu “thần đồng” mà khoác lên vai con mình những gánh nặng khi chúng còn quá bé. Đầu tiên chỉ là gánh nặng tâm lý, rồi sẽ đến bệnh lý. Và cuối cùng, thiên tài đâu chưa thấy, chỉ thấy những đứa trẻ ngơ ngác như bị mắc bệnh tâm thần!
Nguyên Thủy