【bóng đá thụy điển tối nay】Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 9: Thống nhất hoàn tất 14 chương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị này. Đây được dự kiến là phiên họp cuối cùng cấp Bộ trưởng về việc thành lập Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Việc kết thúc cuộc họp sau hai ngày đàm phán căng thẳng giữa 16 quốc gia cho thấy sự nỗ lực,ộinghịBộtrưởngRCEPgiữakỳlầnthứThốngnhấthoàntấtchươbóng đá thụy điển tối nay cố gắng khai sinh hiệp định RCEP nhằm bù đắp một số tác động lan rộng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Hội nghị được chủ trì bởi Phó Thủ tướng- Bộ trưởng thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit, với hy vọng hoàn thiện các chi tiết liên quan đến đầu tư, thương mại điện tử, quy tắc xuất xứ và các phòng vệ thương mại. Trong đó đều là mối quan tâm đặc biệt đối với Ấn Độ, khi có những ngành công nghiệp không hiệu quả, bị đánh thuế nặng và được trợ cấp rất nhiều đang lo sợ hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Vào thời điểm cuộc họp kết thúc vào tối 12/10, có 14 trong số 20 chương của hiệp định thương mại đã được thống nhất, trong đó chỉ riêng Ấn Độ có vấn đề với 6 chương còn lại.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm |
Cuộc họp tại Bangkok diễn ra trùng khớp với thời điểm của hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mamallapuram, miền nam Ấn Độ. Thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Trung Quốc đạt mức cao 95,54 tỷ đô la trong năm 2018, nhưng xuất khẩu của Ấn Độ chỉ có 18,84 tỷ đô la. Thâm hụt thương mại từ lâu đã là mối quan tâm đáng kể của Ấn Độ, có hoặc không có RCEP. Theo cơ quan ngôn luận toàn cầu của Chính phủ Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng Trung Quốc và Ấn Độ nên tôn trọng và học hỏi lẫn nhau để cùng đạt được sự phát triển chung và thịnh vượng. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) cho biết hai nhà lãnh đạo đã chia sẻ quan điểm rằng một môi trường cởi mở, hòa nhập, thịnh vượng và ổn định trong khu vực là quan trọng để đảm bảo thịnh vượng và ổn định. Họ cũng đồng ý về tầm quan trọng của việc kết thúc các cuộc đàm phán cho một RCEP lợi ích và cân bằng lẫn nhau. Riêng tờ Thời báo Ấn Độ đã cho biết Trung Quốc đồng ý thảo luận về mối quan tâm thương mại lâu dài của Ấn Độ, bao gồm cả dược phẩm và phần mềm, để giảm thâm hụt thương mại, đồng thời xem xét đề nghị của New Delhi về một thỏa thuận cân bằng trong các cuộc đàm phán RCEP.
Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 9, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Thương mại Thái Lan cho biết ông vẫn lạc quan, rằng sáu chương còn lại của hiệp định có thể được hoàn tất trước cuộc họp cấp Bộ trưởng RCEP bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra ở Bangkok vào đầu tháng 11 tới. Hoàn thiện RCEP đã trở thành mục tiêu cho các nước đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN kể từ khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào năm 2013.
Từ mục tiêu ban đầu là ký kết hiệp định trong vòng hai năm, các thời hạn đã lần lượt bỏ lỡ từ Malaysia (2015 ), Lào (2016), Philippines (2017) và Singapore (2018). Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách và cố gắng đạt mục tiêu hoàn tất RCEP trong năm nay, nước Chủ nhà Thái Lan cho biết Ủy ban đàm phán thương mại RCEP sẽ tiếp tục họp tại Bangkok trong khoảng thời gian từ 14 đến 19/10 để cố gắng tìm giải pháp cho các điểm nghẽn còn lại: các biện pháp phòng vệ thương mại, cạnh tranh thương mại, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, đầu tư và thương mại điện tử.
Ủy ban đàm phán thương mại sẽ họp vào ngày 17-18/10 để xem xét mối quan tâm của Ấn Độ về chia sẻ dữ liệu điện tử và nhu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước. Cần lưu ý rằng Ấn Độ đã đề xuất một số điều chỉnh nhất định trong văn bản đàm phán về thương mại điện tử trong Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ lần thứ 9 này. Ấn Độ muốn thỏa thuận RCEP cho phép các quốc gia thành viên giữ quyền bảo vệ dữ liệu số được tạo ra từ các lãnh thổ tương ứng để đạt được các mục tiêu chính sách công hợp pháp và bảo vệ an ninh thiết yếu hoặc lợi ích quốc gia.
Trong điều kiện như vậy, quốc gia này muốn tự do chỉ đạo các thực thể thương mại định vị các cơ sở tính toán của họ trong chính quốc gia đó và ngăn chặn luồng dữ liệu xuyên biên giới do họ tạo ra để đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin liên lạc đó. Quan điểm của Ấn Độ là các quyết định như vậy không được phép đặt câu hỏi bởi các thành viên RCEP khác trên bất kỳ cơ sở nào. Không có gì chắc chắn rằng đề xuất của Ấn Độ sẽ được các nước đàm phán khác chấp nhận. Trong khi quan điểm chính thức của Ấn Độ là đàm phán RCEP sẽ dẫn đến một thỏa thuận hợp tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác FTA của ASEAN, có một số bộ phận của ngành công nghiệp trong nước bao gồm ngành sữa và ô tô rất lo ngại rằng thỏa thuận có thể gây tổn hại cho lợi ích của họ.