TheụRùaHồGươmvàlýlịchthựcsựítaibiếtcủacụđội hình bologna gặp sassuoloo Tiền Phong, cụ Rùa Hồ Gươm hay còn được gọi là cụ Rùa là con rùa sống tại Hồ Gươm. Rùa Hồ Gươm có thể là một loài rùa mới với danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis (đồng nghĩa: Rafetus leloii, rùa Lê Lợi), thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Tuy nhiên, có sự tranh luận về sự phân loại này và theo một số chuyên gia quốc tế có uy tín, rùa Hồ Gươm thuộc loài Rafetus swinhoei (rùa mai mềm Thượng Hải) và tại thời điểm năm 2010, chỉ còn 4 cá thể còn sống.
Trong khoa học, một số chuyên gia quốc tế cho rằng rùa Hồ Gươm thuộc họ rùa mai mềm Thượng Hải với lý do mai rùa mềm chứ không cứng như những loài khác. Đầu rùa tương đối nhỏ, rộng; mõm ngắn, tròn. Lưng màu vàng lục và có đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của Việt Nam, ghi nhận trên báo Người Lao Động.
Cụ rùa Hồ Gươm lúc còn khỏe mạnh vào năm 2014. Ảnh: Zing.vn
Theo nhiều nhà nghiên cứu sau này mà tiêu biểu là GS. Hà Đình Đức, cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh (Thanh Hóa) và do chính tay vua Lê Lợi thả xuống hồ. Đồng thời, một nghiên cứu so sánh AND (năm 2011) cho hay rùa Hồ Gươm giống với loài rùa ở Quảng Phú (Thanh Hóa), Suối Hai, Hương Ký (Hà Nội) chứ không phải giống với loài rùa Thượng Hải và Đồng Mô.
Rùa Hồ Gươm chậm chạp, hiền lành, thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Khi trời nóng thường hay ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở, mùa đông thỉnh thoảng phơi nắng.
Zing Newsđưa tin, tính đến ngày 19/1/2016, cá thể duy nhất hiện còn sống trong lòng hồ Gươm, ba cá thể đã chết. Một cá thể chết ngày 2/7/1967, xác được lưu giữ trong đền Ngọc Sơn. Một cá thể có xác được lưu trong chùa Hưng Ký (Hoàng Mai, Hà Nội), hiện chuyển về Bảo tàng Hà Nội. Một cá thể bị giết thịt năm 1962 - 1963, khi bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ) sau một cơn mưa lớn.
Trong bài viết đăng trên tờ Người Lao Động có ghi rõ: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm ước chừng đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ". Thế nhưng, tháng 4/2011, hội đồng chữa trị cho cụ rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ rùa và khẳng định, rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.
Nguyễn Thùy(T/h)
Hoạt động đo lường mang đậm dấu ấn hơi thở cuộc sống