VHO - Trong giai đoạn hiện nay,ểnđổisốđểbảotồnvàpháthuygiátrịdisảket qua sieu cup anh chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Thanh Hóa nổi danh là “cái nôi di sản” của đất nước, nơi có Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ với nhiều giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử, văn hoá, kiến trúc. Để đưa hình ảnh đất và người Thanh Hoá đến gần hơn với du khách trong nước và quốc tế, trong những năm gần đây việc “số hóa địa chỉ đỏ” trên địa bàn tỉnh ngày càng được triển khai có hiệu quả.
Thanh Hoá cũng là một trong những địa phương thực hiện chuyển đổi số sớm trong cả nước với việc đẩy mạnh ứng dụng số hóa vào phát triển du lịch thông minh.
Trong đó Bảo tàng tỉnh và một số di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như: Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), Di sản Văn hóa Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Khu Di tích lịch sử đền Nưa - Am Tiên (Triệu Sơn), Chiến khu du kích Ngọc Trạo (Thạch Thành), Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập (Hậu Lộc)... người dân và du khách chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối internet để tham quan, tìm hiểu điểm đến.
Đến tham quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), du khách không chỉ được nghe hướng dẫn viên giới thiệu trực tiếp, hệ thống 28 điểm thuyết minh tự động mà còn có nhiều trải nghiệm thú vị khác. Chỉ cần điện thoại di động có kết nối Internet, những thông tin bổ ích và quan trọng với các file âm thanh, hình ảnh về Khu di tích nhanh chóng được truyền tải đến du khách qua hệ thống quét QR Code. Đây là một trong những ứng dụng hữu ích, giúp du khách dễ dàng tìm hiểu và cảm nhận các giá trị của điểm đến một cách trọn vẹn hơn.
Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, Nguyễn Xuân Toán cho biết, hiện đơn vị đang bảo quản, lưu giữ hơn 22.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý giá như bát đĩa trang trí rồng nổi và rồng vẽ lam thời Lê; các vật liệu trang trí kiến trúc và một số hiện vật thuộc nền móng kiến trúc đã được khai quật, xuất lộ từ lòng đất tại Di tích Lam Kinh và Hoàng thành Thăng Long. Các hiện vật là minh chứng sống động về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Vương triều Lê, góp phần làm rõ hơn những giá trị văn hóa, lịch sử gắn với di tích lịch sử Lam Kinh.
5 bảo vật quốc gia, gồm bia Vĩnh Lăng (bia Vua Lê Thái tổ), bia Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), bia Chiêu Lăng (bia Vua Lê Thánh tông), bia Dụ Lăng (bia Vua Lê Hiến tông), bia Kính Lăng (bia Vua Lê Dụ tông). Mỗi một bảo vật này không chỉ là một công trình nghệ thuật giàu giá trị; mà nó còn có thể ví nó như một “lát cắt” lịch sử được phản ánh qua thân thế, sự nghiệp của nhân vật được khắc trên bia.
“Thực hiện chương trình số hóa di sản, thời gian qua, Ban quản lý đã phối hợp với các đơn vị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo quản và giới thiệu di tích. Qua đó giúp công tác bảo quản hiện vật được khoa học, bài bản hơn, đồng thời giúp cho du khách dễ dàng tiếp cận, hình dung và tìm hiểu các giá trị độc đáo của di sản. Lan toả hình ảnh Di tích lịch sử Lam Kinh với những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc ngày một đến gần hơn với du khách, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ di tích”, ông Toán cho biết thêm
Tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 30.000 đơn vị hiện vật được trưng bày theo tiến trình lịch sử. Với việc đổi mới cách trưng bày và ứng dụng chuyển đổi số, những năm gần đây Bảo tàng tỉnh đã trở thành không gian văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách, góp phần tiếp thêm sức sống cho điểm đến “đặc thù” này.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số nổi bật tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ứng dụng tham quan 3D trên website và quét mã QR giúp du khách tham quan, tìm hiểu tư liệu, hiện vật một cách thuận tiện, đầy đủ nhất.
Đáng chú ý, năm 2022, Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá đã hoàn thành việc số hóa 3 bảo vật quốc gia gồm kiếm ngắn núi Nưa, trống đồng Cẩm Giang I và vạc đồng Cẩm Thủy, giúp du khách tiếp cận với các bảo vật ở không gian đa chiều, cùng những trải nghiệm siêu thực.
Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá Trịnh Đình Dương chia sẻ: “Việc ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp các hiện vật, tư liệu tại đây có cơ hội đến gần hơn với công chúng, mà qua đó công tác quản lý, bảo quản cũng chuyên nghiệp, chính xác hơn. Đặc biệt, với việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo đã giúp du khách tiếp cận các bảo vật quốc gia một cách sống động, có thể xem từng chi tiết, hoa văn trên hiện vật thay vì chỉ ngắm nhìn và nghe thuyết minh như trước đây”.
Theo Đề án “Đổi mới hoạt động Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”, trong giai đoạn 2023-2025, Bảo tàng tỉnh sẽ số hóa từ 10 - 15% hiện vật và tư liệu đang lưu giữ. Trong 5 năm tiếp theo, số hóa hiện vật, tư liệu đạt từ 20 - 30% tổng số lượng hiện vật...
Đồng thời, ứng dụng công nghệ 4.0 đối với 4 phòng trưng bày cố định theo tiến trình lịch sử, được sử dụng hệ thống thuyết minh tự động thông minh.
Qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá giá trị các sưu tập hiện vật tiêu biểu đặc sắc về vùng đất, lịch sử - văn hóa, con người tỉnh Thanh Hóa đến đông đảo công chúng, đưa Bảo tàng tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn.
Có thể khẳng định rằng, chuyển đổi số thực sự là “cú hích” góp phần thay đổi cách tiếp cận của người dân đối với các di sản văn hóa lịch sử theo hướng tích cực, hiện đại và sinh động hơn, chủ động hơn, mang tính cá nhân hóa hơn.
Tuy nhiên, để có “quả ngọt” về chuyển đổi số trong quản lý di sản, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá đã phải vượt qua rất nhiều gian nan. Mặc dù được lãnh đạo các cấp quan tâm tạo điều kiện nhưng hành trình số hóa di sản không hề đơn giản.
Theo đó, để từng bước tháo gỡ những rào cản, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục tập trung thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới bảo tàng số, thư viện số, thuyết minh số, chuyển đổi số trong quản lý di sản văn hóa. Mỗi cán bộ ngành đều là một “đại sứ”, một tuyên truyền viên tích cực lan tỏa những giá trị tiên tiến, nỗ lực đưa di sản văn hóa đến gần hơn với người dân và ngược lại, đưa người dân đến gần hơn với di sản.
顶: 44踩: 5756
【ket qua sieu cup anh】Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
人参与 | 时间:2025-01-10 01:52:03
相关文章
- Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- Trộm của người cùng thôn
- Bắt 2 vụ vận chuyển, mua bán pháo trong ngày
- Bất cập vì luật chưa điều chỉnh
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- Công an thành phố Đồng Xoài bắt trộm trên đường tẩu thoát
- Quý 1, điều tra án đạt hơn 95%
- Bắt 2 sòng bạc trong 1 gia đình
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- Trộm xe sau khi dự tiệc cưới
评论专区