【kèo cá cược bóng đá ngoại hạng anh】Các sở, ngành nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 10%, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GRDP

1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 của tỉnh ước đạt 8,46%, đứng thứ 6/13 tỉnh, thành Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch từ 6,5-7%). Đây cũng là mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; cơ cấu kinh tế khu vực I-II-III ước thực hiện 14,6% - 52,3% - 33,1%.

Đồng thời, công tác thu hút đầu tư được tỉnh quan tâm, tạo môi trường sản xuất an toàn, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 2.178 dự án đầu tư với vốn đăng ký 223.497 tỉ đồng; có 1.155 dự án đầu tư nước ngoài với nguồn vốn 9.976,2 triệu USD, trong đó có 588 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD;... Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - Huỳnh Văn Sơn, bên cạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, tỉnh còn tiếp, làm việc với các đoàn lãnh sự các nước, tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu để đầu tư.

Năm 2022, tỉnh tổ chức 3 đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Qua các chuyến công tác, bước đầu mang lại kết quả tích cực khi nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn đã đến tìm hiểu, khảo sát vị trí đầu tư các dự án lớn, các khu phức hợp đô thị, thương mại, dịch vụ kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng và sân golf; khu phức hợp gồm hệ thống siêu thị, vui chơi, giải trí như Tập đoàn Đầu tư phát triển STS, Tập đoàn Yoosin, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), Tập đoàn Erex; Coca-Cola,...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 của tỉnh ước đạt 8,46%

Tỉnh luôn xem hoạt động giải ngân vốn đầu tư công là một trong những “mắt xích” quan trọng tạo đà phục hồi nền kinh tế, thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH không chỉ riêng năm 2022 mà còn những năm tiếp theo. Từ đó, các sở, ngành, địa phương có kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả. Tỉnh được đánh giá là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tốt so với các địa phương trên cả nước (đứng thứ 11/63 tỉnh, thành). Năm 2022, tổng vốn đầu tư công UBND tỉnh giao đến nay là 8.779,1 tỉ đồng, khối lượng thực hiện đạt 85,25% kế hoạch; giá trị giải ngân đạt 77,94% kế hoạch, ước cả năm giải ngân đạt 100%.

2. Năm 2022 là năm khó khǎn cho hoạt động sản xuất của khu vực I khi thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng đầu vụ, mưa vào thời điểm lúa trổ và gần thu hoạch làm cho lúa bị đổ, ngập úng. Giá cả vật tư đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá xăng, dầu tăng cao; nhân công lao động khan hiếm làm cho chi phí sản xuất tăng. Lợi nhuận của nông dân thấp hơn so cùng kỳ năm trước.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền, để khắc phục những khó khăn, ngành Nông nghiệp tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật; tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao và vận động nông dân tích cực tham gia thực hiện; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận ngày càng cao, góp phần nâng cao chất lượng lúa hàng hóa.

Đồng thời, ngành Nông nghiệp chủ động triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, xâm nhập mặn nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo đảm dân sinh. Công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi được quan tâm thực hiện; nuôi thủy sản tiếp tục mang lại hiệu quả, diện tích và sản lượng tăng so cùng kỳ; giá tôm, cá tra thương phẩm tăng, nông dân có lãi.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp ước tăng 0,71%

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp ước tăng 0,71% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 3,42%). Năm 2023, ngành đề ra một số chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng đạt 1,5%; sản lượng lúa đạt 2,7 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa chất lượng cao chiếm 65% tổng sản lượng;...

“Để đạt mục tiêu đề ra, Sở tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, triển khai kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung huy động các nguồn lực để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới hình thành chuỗi cung ứng và nâng cấp chuỗi giá trị các ngành hàng. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Thực hiện hiệu quả Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi gắn với phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.

Triển khai Chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2021-2025; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và đẩy mạnh chuyển đổi số” - ông Nguyễn Thanh Truyền thông tin thêm.

3. Theo Giám đốc Sở Công Thương-Nguyễn Tuấn Thanh, hoạt động công nghiệp và thương mại có xu hướng phục hồi tích cực, thể hiện vai trò động lực trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhất là sản xuất công nghiệp khôi phục toàn bộ hoạt động và tập trung đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 10%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 104.000 tỉ đồng, đạt 107,88% kế hoạch, tăng 22,92% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỉ USD, tăng 5,69%; kim ngạch nhập khẩu đạt 5 tỉ USD, đạt 100% kế hoạch.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 104.000 tỉ đồng, đạt 107,88% kế hoạch

Để đạt kết quả trên, ngành Công Thương tập trung triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho hàng hóa thâm nhập vào thị trường lớn, dần tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. “Sở chủ động rà soát cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết để tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại.

Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của ngành. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ khó khăn, đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các cụm công nghiệp, nâng tỷ lệ lấp đầy, góp phần đạt chỉ tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 2 cụm công nghiệp đi vào hoạt động trong năm 2022. Tăng cường các giải pháp đầu tư phát triển chợ nông thôn và thu hút đầu tư các cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh, gắn với xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao” - ông Nguyễn Tuấn Thanh thông tin.

Năm 2022 sắp khép lại. Những kết quả đã đạt sẽ là động lực giúp các sở, ngành tiếp tục tâm thế sẵn sàng bước vào năm 2023 với những thời cơ và thách thức mới./.

Châu Sơn

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
下一篇:Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông