Thanh khoản của doanh nghiệp còn khó khăn,ânhàngdồndậptăngquotbộđệmquotvốkết quả uae pro league lãi vay chưa giảm tương xứng | |
Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất điều hành, tăng thanh khoản cho nền kinh tế | |
Ngân hàng dồn dập báo lãi, đạt cả tỷ USD | |
“Ông lớn” ngân hàng muốn được tăng vốn ngay từ đầu năm 2023 |
Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Ảnh: ST |
Dồn dập kế hoạch tăng vốn
Theo NHNN, tính đến hết năm 2022, vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng đạt 876.993 tỷ đồng, tăng 13,04% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chiếm hơn 50%, đạt 190.433 tỷ đồng, tăng 5,75% so với cùng kỳ; khối ngân hàng thương mại cổ phần có tổng vốn điều lệ đạt 469.409 tỷ đồng, tăng 19,26% so với cùng kỳ năm 2021. |
Theo báo cáo NHNN gửi Quốc hội, cơ quan này đã chỉ đạo Vietcombank, VietinBank và BIDV xây dựng phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất bổ sung vào chương trình luật, pháp lệnh 2023, trình Quốc hội bổ sung cấp vốn điều lệ cho Agribank tại Kỳ họp thứ 5. Mức vốn đề nghị bổ sung cho Agribank lần này là 17.100 tỷ đồng, tương ứng với mức lãi còn lại sau trích lập các quỹ năm dự kiến giai đoạn 2021-2023 Agribank nộp ngân sách nhà nước.
Hiện trong nhóm big 4 này, BIDV là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất là 50.585 tỷ đồng, vốn nhà nước chiếm 80,99% vốn điều lệ. BIDV đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ đồng trong năm 2023. Tiếp đến là VietinBank với vốn điều lệ hiện tại 48.057 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 64,46%. Đại hội đồng cổ đông VietinBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 66.030 tỷ đồng. Vietcombank với vốn điều lệ hiện tại 47.325 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 74,8% vốn điều lệ vừa được NHNN thông qua phương án tăng vốn điều lệ với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối, giúp nâng tổng số vốn lên khoảng 75.000 tỷ đồng.
Cùng với 4 ngân hàng có vốn nhà nước, NHNN cho biết đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng thương mại cổ phần khác. Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ). Như vậy, tổng cộng 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới với tổng vốn điều lệ tăng từ hơn 590.000 tỷ đồng lên đến hơn 743.000 tỷ đồng.
Trong đó, VPBank là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 67.430 tỷ đồng, nếu tăng vốn thành công, VPBank vẫn dẫn đầu với vốn điều lệ mới là gần 79.340 tỷ đồng. Ngoài ra, MB cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 9.000 tỷ đồng, lên hơn 53.680 tỷ đồng. Techcombank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 35.225 tỷ đồng qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành ESOP. SHB cũng sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 30.670 tỷ lên hơn 36.190 tỷ đồng. HDBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 25.300 tỷ đồng lên xấp xỉ 29.300 tỷ đồng. TPBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 15.810 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. NCB sẽ tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên gần 11.802 tỷ đồng…
Bảo đảm trước những rung động thị trường
Có thể thấy, tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trong nhiều năm trở lại đây. Bởi theo các chuyên gia, vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng.
Hiện nay, hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng trong nước còn khá mỏng so với các ngân hàng khu vực, trong khi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đang có xu hướng gia tăng. Theo số liệu mới nhất, tại thời điểm cuối năm 2022, CAR tính theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của nhóm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là 9,04% và của nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần là 12,29%. Nhưng tại một số quốc gia Đông Nam Á, CAR trung bình dao động từ 17-22%. Nên với nhóm ngân hàng nhà nước, theo nhiều chuyên gia, nếu không tăng vốn kịp thời, nguồn lực có thể bị bào mòn trước sự cạnh tranh từ các ngân hàng tư nhân cũng như việc phải thực hiện các chương trình hỗ trợ nền kinh tế theo chủ trương của cơ quan quản lý.
Hơn nữa, việc tăng vốn còn giúp các ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel 2 và Basel 3. TS. Daniel Borer, quyền Chủ nhiệm chương trình Kinh doanh toàn cầu, Đại học RMIT (Australia) nhận xét, ngành ngân hàng toàn cầu đang rúng động khi chứng kiến sự sụp đổ của các ngân hàng tại Mỹ, nhưng các ngân hàng Việt Nam có thể không gặp rủi ro. Một trong những nguyên nhân được vị này chỉ ra là nhờ vào việc ngân hàng Việt Nam đã tuân thủ theo các quy định chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, TS. Daniel Borer cho rằng, đây là cơ hội tốt đến các ngân hàng củng cố lĩnh vực tài chính hơn nữa, giải phóng dòng vốn sẽ giúp thị trường vốn Việt Nam hấp dẫn hơn đối với vốn nước ngoài.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, rủi ro tăng cao thì các ngân hàng chú trọng tăng vốn và tăng quản trị chất lượng tài sản sẽ là chiến lược hợp lý hơn là chạy theo tăng trưởng lợi nhuận. Mặc dù vậy, với phương án tăng vốn chú yếu từ phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ thì còn phụ thuộc vào diễn biến thị trường chứng khoán, nên thách thức tăng vốn thành công với các ngân hàng không hề nhỏ.