【tỉ số tran dau hom nay】Huyền thoại miếu Bà Phước Long (Bài 1)
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:04:03 评论数:
MIẾU BÀ - GIÁ TRỊ LỊCH SỬ,ềnthoạimiếuBagravePhướtỉ số tran dau hom nay VĂN HÓA VÀ TÂM LINH
BPO - Không ai xa lạ gì miếu Bà (Bà Rá) tại thị xã Phước Long. Miếu Bà đối diện Nghĩa trang liệt sĩ Phước Long, gần chùa Long Sơn, sát ĐT.741, với không gian rộng lớn, vị trí dễ nhìn. Nhưng có thể không ít người đến nay vẫn chưa hiểu hết giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh của miếu Bà.
Trong quá trình nghiên cứu về văn hóa của người S’tiêng, nghiên cứu truyền thuyết của người S’tiêng liên quan đến núi Bà Rá và khi đọc tác phẩm "Non nước Phước Long" của tác giả Lưu Ty (năm 1972), tôi rất ngạc nhiên khi thấy tác giả viết về miếu Bà có liên quan đến lịch sử, văn hóa tâm linh của người S’tiêng, trong đó có 2 nữ thần (theo truyền thuyết). Lần theo bài viết, ngày 27-12-2020, tôi đến miếu Bà để xem những gì mà tác giả Lưu Ty đã viết liên quan đến lịch sử xây dựng, nhân vật tâm linh và những ứng xử của người Pháp lúc bấy giờ đối với miếu Bà.
Theo tác giả Lưu Ty, miếu Bà xây cất vào năm 1927, sau 3 năm thành lập quận Sông Bé (1924) và có thể nói là công trình xuất hiện trước nhất so với các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng khác trên mảnh đất Phước Long lúc bấy giờ (Lưu Ty, 1972, tr.115). Năm 1943, miếu Bà được sửa sang lại nhưng chưa được khang trang. Sự linh ứng của "Bà - nữ thần" đã làm cho những người đương quyền cai trị tại đây chú ý và kính nể nên khi sửa sang lại vào năm 1943, các viên chức người Pháp đã viếng miếu Bà, khắc tên vào bản gỗ, mang dòng chữ: "Administrateur des Services Civils larivire. Délégué Actif de Nui Bara Barrière Inspecteurs de la Police de Sureté. J.Piquad J.Henr. Nui Bara, le Janvier 1943".
Núi Bà Rá nhìn từ hướng thị xã Phước Long - Ảnh tư liệu
Đến năm 1957, khi tỉnh Phước Long thành lập, được chính quyền quận tạo điều kiện, cùng sự quan tâm của các ông Kiến Phúc, Phạm Bao (những người ở đây từ lâu) và một số đồng bào tin tưởng ở sự linh thiêng của Bà đã cùng nhau đóng góp xây cất lại miếu (Lưu Ty, 1972. tr.117).
Vào trong miếu Bà, tôi thấy ngay bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong ký tại Quyết định số 41, ngày 8-1-2015 (sau khi được trùng tu, nâng cấp từ tháng 6-2013 đến tháng 4-2015). Tiếp đến, trong phần lưu niệm ghi rõ: "Miếu Bà được thành lập tháng 1 năm 1943".
Tôi gặp người quản lý và hỏi trong miếu Bà có chỗ nào treo bản gỗ khắc tên những người Pháp là: J.Piquad và J.Henry không? (như sự mô tả của tác giả Lưu Ty). Những người quản lý trả lời ngay là: "Có chứ, nếu không có cái đó sao được công nhận là di tích". Tôi rất mừng vì tư liệu lịch sử vẫn còn đó, nhưng hơi buồn vì hôm đó bị mất điện. Phía trong tối om, tôi nhờ một người soi đèn pin thì trên bản gỗ thấy rõ những dòng chữ có tên của J.Piquad và J.Henry như tác giả Lưu Ty đã mô tả. Trong phần dịch sang tiếng Việt còn ghi (bản gốc không có tiếng Việt): "Giám đốc Sở nội vụ: LARIVIERC, Trưởng ban điều hành hoạt động núi Bà Rá BARÈRE, Thanh tra cảnh sát và bảo an J-RIQUAUD và J-HERRY Núi Bà Rá, 01-01-1943".
Trở lại quá khứ, Bà Rá xưa kia là vùng đất rừng thiêng, nước độc, sương lam chướng khí, luôn đe dọa đến đời sống của người S’tiêng, những người đến vùng đất Phước Long lập nghiệp (kể cả các tù nhân chính trị bị thực dân Pháp đày ải). Sự ảnh hưởng của núi rừng, khí hậu thường xuyên thay đổi dẫn đến thường xảy ra bệnh tật, thuốc men lại thiếu thốn, những người sống ở đây đã tin tưởng vào sự che chở và bảo vệ của thần linh núi Bà Rá nên một số người (trong đó có tù nhân bị đày) đã lập ra miếu Bà để thờ thần núi Bà Rá. Trong số những người bị đày ải có cả những người con của người S’tiêng như Điểu Mốt, Điểu Son cùng một số người (Điểu Môn trốn thoát) bị bắt và giam tại nhà tù Bà Rá, sau khi giết chết Quận trưởng Morère vào sáng 13-3-1933. Về sau, Điểu Mốt (Điểu Mốt và Điểu Môn là người trực tiếp chém Quận trưởng Morère) bị đày ra Côn Đảo rồi bệnh chết. Đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, người Nhật mở các nhà giam ra, Điểu Son được trở về sóc Bu Bin (nay thuộc thôn 4, xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng). Nhưng đến năm 1947, khi Quận trưởng Sông Bé là Voisine đến làng Điểu Son. Bực tức vì làng Điểu Son không ai ra tiếp đón, Voisine đã ra lệnh vây bắt Điểu Son, vì cho rằng do Điểu Son chống đối. Lần nữa, Điểu Son lấy chà gạc bổ ngay vào Voisine khi ông ta vừa tiến vào nhà Điểu Son (Voisine tránh được chỉ trúng cánh tay). Lần này Điểu Son bị bắt, xiềng xích và nhốt kỹ. Năm 1952, nhân sự lơ là của lính gác, Điểu Son phá xiềng và thoát ngục, nhưng bị lính canh gác gần đó bắn chết, cách Sơn Giang khoảng 200m (Lưu Ty, 1972, tr.139-140).
Tên gọi Bà Rá có từ khi nào?
Theo ngôn ngữ của người S’tiêng thì Bnâm Brăh (Bơnâm Bră) tức núi Bà Rá có nghĩa là núi Thần. Trong từ điển S’tiêng - Pháp (Dictionnaire Stieng) của ông R.PH. Azémar xuất bản năm 1887 gồm 2.500 mục từ, ông Azémar cũng viết rõ từ BơNâm (núi) và từ Brăh (thần).
Những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp như: P.De Barthélémy, P.Raulin, J.Dournes, Bernard Bourotte... đã có những bài viết về người S’tiêng và vùng đất Phước Long. Năm 1900, ông P.De Barthélémy khi đi khảo sát vùng núi Bà Rá đã mô tả các làng S’tiêng ở vùng Bà Rá (ông P.De Barthélémy viết tên núi Bà Rá là Djambra). Ông P.De Barthélémy còn mô tả chi tiết: "người S’tiêng cư trú dọc Sông Bé, săn bắn và bắt cá là hai nguồn sống quan trọng đối với họ. Ở một số làng người S’tiêng lúc đó đã biết làm ruộng" (Mạc Đường, 1985, Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, tr.17-18). Những năm 1926, người Pháp đã chụp hình khá nhiều về cảnh sinh hoạt của người S’tiêng khu vực núi Bà Rá viết "LA NUI BA RA".
Hình chụp bản gỗ có dòng chữ “Administrateur des Services Civils larivire. Délégué Actif de Nui Bara Barrière Inspecteurs de la Police de Sureté. J.Piquad J.Henry, Nui Bara, le Janvier 1943”, trong miếu Bà, theo sự mô tả của tác giả Lưu Ty
Theo các tác giả Lưu Ty (Non nước Phước Long, 1972, tr.42), Cửu Long Giang và Toan Ánh (Cao Nguyên Miền Thượng, 1974, tr.552) thì tiếng Bà Rá là do tiếng B'Ra của người S’tiêng, người Kinh phiên âm ra thành Bà Rá. Ngôn ngữ của người S’tiêng thuộc ngôn ngữ đa âm, phụ âm "Br" phải đọc liền, khi ghép với nguyên âm "ă" tạo thành Bra, Brah, Bră hay Brăh với ý nghĩa là thần (chữ S’tiêng trước đây chữ a dùng chung cho cả a và ă). Chữ B trong từ "Bra" không đọc như chữ "bờ", mà hơi giống "vờ", càng không đọc là "Bà". Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm nên người Kinh khi phát âm đã tách phụ âm "b và r" trong từ "Bra" ra thành Bà Rá, đọc chữ b (bờ) thành "Bà" trong từ "Bra" cho nên mới có từ Bà Rá. Điều này cũng đã xảy ra ở một số địa danh như Bà Lợi (Bà Rịa), trong đó chữ "Lợi" đã bị biến âm thành chữ "Lịa" rồi sang chữ "Rịa" (Nguyễn Đình Đầu, 1991, Địa chí tỉnh Sông Bé, tr.146). Tương tự như địa danh con suối Dak Kir nằm trên đường ĐT.759 (ranh giới giữa xã Đa Kia và xã Phước Minh, thuộc huyện Bù Gia Mập) cũng bị biến âm thành "Đa Kia".
Không chắc chắn để khẳng định, tuy nhiên có thể nói tên Bà Rá xuất hiện khá sớm đối với người Kinh ở Phước Long, nhưng có lẽ phổ biến từ năm 1924 khi quận Bà Rá được thành lập (địa bàn Phước Long ngày nay thuộc tỉnh Biên Hòa). Từ 1924 đến năm 1933, quận Bà Rá được thay đổi tên liên tục, năm 1925 đổi tên thành quận Phú Riềng, năm 1927 đổi thành quận Sông Bé, năm 1933 đổi thành quận Núi Bà Rá (Lịch sử Đảng bộ, quân và dân Phước Long 1975-2014, tr.11). Đến năm 1963, núi Bà Rá đã đổi lại là núi Phước Sơn (Lưu Ty, 1972, tr.44; Cửu Long Giang và Toan Ánh, 1974, tr.552).
Như vậy, tên gọi Bà Rá là do người Kinh phiên âm "Brăh hay Bră, Bra" từ ngôn ngữ của người S’tiêng. Dù tên đã bị phiên âm nhưng giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh của núi Bà Rá không mất đi. Ý nghĩa này mãi mãi được gìn giữ, tôn trọng, bởi sự linh thiêng không chỉ trong tâm thức của người S’tiêng mà cả cộng đồng khách thập phương trong và ngoài tỉnh.