【bóng đá ngoại hạng anh hôm nay trực tiếp】Cần thay đổi quản lý thị trường vàng để giải quyết nghịch lý

时间:2025-01-10 18:08:41 来源:Empire777
Ổn định giá vàng từ điều hành giá và tâm lý thị trường Quản lý thị trường vàng trước "cơn sốt" giá
Giá vàng SJC đang có sự chênh lệch cao với giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn trong nước. 	Ảnh: H.Dịu
Giá vàng SJC đang có sự chênh lệch cao với giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn trong nước. Ảnh: H.Dịu

Những chênh lệch và nghịch lý đáng lo ngại

Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 của Thủ tướng về đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết đã yêu cầu NHNN tổng kết Nghị định 24; đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới, hoàn thành trong quý 1/2024.

Trước đó, tại Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 về các giải pháp quản lý thị trường vàng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN có giải pháp hiệu quả để quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao như thời gian qua ảnh hưởng tiêu cực đến điều hành kinh tế vĩ mô. NHNN cũng cần đánh giá tổng thể, toàn diện về tình hình thị trường vàng trong nước và công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, xác định cụ thể những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, tồn tại... để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý trong thời gian tới…

Nhìn lại thị trường vàng năm 2023, từ đầu năm đến tháng 8/2023, giá vàng SJC khá ổn định, quanh mức 67 triệu đồng/lượng chiều bán ra, nhưng từ tháng 9/2023 thì giá vàng bắt đầu “loạn nhịp” với những bước tăng nhanh và mạnh. Để rồi đến những ngày cuối tháng 12/2023, giá vàng liên tiếp lập đỉnh cao nhất từ trước đến nay, lên tới 80 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Trước thực tế giá vàng “nhảy múa” như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phải vào cuộc bằng một Công điện yêu cầu cơ quan quản lý phải khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn thị trường vàng. Sau đó, dù đã thôi “leo thang”, nhưng do giá vàng thế giới cũng ở mức cao (từ đầu năm 2024 đến nay), nên giá vàng SJC hiện vẫn đang quanh mức 78 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Thực tế ngoài giá cao, vấn đề đáng quan tâm của thị trường vàng trong nước đó là chênh lệch cao giữa chiều mua vào và chiều bán ra giữa trong nước và quốc tế. Đơn cử như giá vàng SJC, chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào ở mức 3 triệu đồng mỗi lượng; chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã lên tới 18 triệu đồng mỗi lượng. Mặt khác, giá vàng SJC diễn biến theo đúng kiểu “một mình một chợ”, có khi tăng nhanh hơn hoặc ngược chiều tăng – giảm so với giá vàng thế giới. Giá vàng SJC còn đang kéo rộng chênh lệch với giá vàng nhẫn, vàng 9999 của các thương hiệu vàng khác lên tới hơn 13 triệu đồng mỗi lượng.

Với diễn biến này, câu chuyện về quản lý thị trường vàng, nhất là việc thay đổi, sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) lại càng “nóng” hơn bao giờ hết.

Vấn đề này đã được không ít chuyên gia và các doanh nghiệp kinh doanh vàng đặt ra từ vài năm trước. Bởi khi nhận xét về thị trường vàng nước ta, dù đánh giá cao nhiều hiệu quả kịp thời mà Nghị định 24 mang lại vào thời điểm ban hành, nhưng sau gần 12 năm, các chuyên gia lo ngại thị trường trong nước chưa có sự liên thông với thị trường vàng thế giới, cầu vượt cung trong khi các doanh nghiệp lại bị hạn chế hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu, cùng tình trạng độc quyền kinh doanh vàng miếng…

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, Nghị định 24 chỉ đề cập đến vàng vật chất, đặc biệt vàng miếng SJC được chọn là thương hiệu quốc gia và được Nhà nước độc quyền sản xuất và kinh doanh. Trong khi theo khảo sát của Hiệp hội và qua các buổi làm việc, các nước trên thế giới, trong đó có các nền kinh tế lớn, thì ngân hàng Trung ương không quản lý trực tiếp về kinh doanh vàng, bởi họ quan niệm vàng là một loại hàng hóa thông thường, nên chỉ có vai trò trong điều phối vàng dự trữ quốc gia.

Ông Hùng còn phản ánh một thực trạng đáng lo ngại về buôn lậu vàng và “chảy máu” ngoại tệ.

Thời gian qua, đã có nhiều vụ buôn lậu vàng lớn bị phát hiện. Chẳng hạn, vào tháng 7/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình (Cục Hải quan An Giang) đã phối hợp với lực lượng chức năng An Giang xử lý vụ vận chuyển trái phép 19 kg kim loại (nghi vấn là vàng) từ Campuchia về Việt Nam. Hay vào tháng 11/2023, Bộ Công an đã ra thông tin truy nã một nữ chủ tiệm vàng liên quan đến vụ buôn lậu lên tới gần 200 kg vàng tại TPHCM, Tây Ninh... cũng từ Campuchia về Việt Nam…

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam còn chỉ ra một nghịch lý là nước ta phải mua vàng tiêu chuẩn quốc tế 9999 về sản xuất ở Việt Nam để nội địa hóa bằng vàng SJC, nhưng nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thì vàng SJC lại không được công nhận là vàng tiêu chuẩn quốc tế mà phải coi như vàng nguyên liệu. Như vậy ước tính, một doanh nghiệp có vàng trang sức xuất khẩu phải chịu chi phí từ 12-15 USD cho 1 ounce để chuyển đổi nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Tạo cạnh tranh về cung, lập "sàn vàng"

Hiện tình trạng “đô-la hóa” hay “vàng hóa” đã không còn cơ hội diễn ra nhờ nhiều giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, người dân không sử dụng vàng như phương tiện thanh toán, nên các chuyên gia kiến nghị đã đến lúc trả lại thị trường đúng nghĩa cho mặt hàng vàng. Nghĩa là phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh vàng có đủ năng lực, điều kiện sản xuất được hoạt động bình đẳng; tạo cơ chế để cung ứng vàng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của người dân; đồng thời đảm bảo liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới…

Đặc biệt, nhiều ý kiến đã bày tỏ quan điểm và đề xuất sớm thành lập Sàn giao dịch vàng để quản lý thị trường vàng minh bạch, hiệu quả, theo xu hướng của thế giới.

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nếu giữ độc quyền chỉ có vàng miếng SJC, cung ít, cầu nhiều thì đương nhiên giá tăng, nên chúng ta phải mở cửa, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh để có nguồn cung lớn hơn, rộng rãi, cạnh tranh. Càng có cạnh tranh về cung, càng có lợi cho thị trường mua - bán, không có chuyện tăng giá phi lý như thời gian qua.

Hơn nữa, có “sàn vàng” thì người dân sẽ thay đổi tâm lý cất trữ vàng, giúp vàng nằm trên thị trường, hàng hóa được lưu thông. Bởi một số số liệu ước tính, lượng vàng dự trữ trong dân hiện nay là 300 tấn, cũng có số liệu là 400-500 tấn, nên đây sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nếu huy động ra được. Chưa kể, việc giúp thị trường vàng ổn định sẽ “đỡ việc” cho các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống buôn lậu, đảm bảo an ninh tiền tệ. Cùng với đó, điều kiện sản xuất và kinh doanh vàng thuận lợi hơn có thể mang lại kim ngạch xuất khẩu vàng cho Việt Nam khi có ước tính hơn 2 tỷ USD/năm, bởi hiện các nước khác trong khu vực đang thu về 6-10 tỷ USD/năm từ xuất khẩu vàng.

Tại họp báo của NHNN mới đây, đại diện lãnh đạo NHNN cũng đã lên tiếng cho rằng không chấp nhận chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới… nên việc sửa Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng là cần thiết. Đồng thời cho biết, những bất cập của thị trường vàng hiện nay sẽ được xem xét để đưa vào sửa đổi, với định hướng là vừa đảm bảo quản lý, vừa đảm bảo tính thị trường.

推荐内容