当前位置:首页 > Cúp C2 > 【chawnpui fc】Cần tiếp tục gỡ bỏ các thủ tục “làm khó” doanh nghiệp

【chawnpui fc】Cần tiếp tục gỡ bỏ các thủ tục “làm khó” doanh nghiệp

2025-01-11 02:04:46 [Cúp C1] 来源:Empire777

Cán bộ Hải quan TP. Hồ Chí Minh  kiểm tra thực tế thiết bị viễn thông nhập khẩu.

Cán bộ Hải quan TP. Hồ Chí Minh kiểm tra thực tế thiết bị viễn thông nhập khẩu. Ảnh: Hoàng Long

Tuy nhiên,ầntiếptụcgỡbỏcácthủtụclàmkhódoanhnghiệchawnpui fc việc đơn giản thủ tục KTCN vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ, nổi lên là thủ tục nhập khẩu với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện và quy định về hoạt động in.

Đã cắt giảm 51 thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cải cách các thủ tục quản lý, KTCN với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK). Từ năm 2016 đến nay, bộ này đã cắt giảm được 51 thủ tục hành chính; đã sửa đổi, bổ sung 2 văn bản, hoàn thành 100% công việc theo yêu cầu tại Quyết định 2026.

Cụ thể, Bộ TT&TT đã có Quyết định số 1421/QĐ-BTTTT (ngày 28/8/2017) ban hành Danh mục hàng hóa theo mã số HS (mã số hàng hóa) thuộc diện quản lý chuyên ngành, bãi bỏ Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT. Trước đó Bộ TT&TT cũng ban hành Thông tư số 41/2016/TT-BTTTT (ngày 26/12/2016) sửa đổi bổ sung Thông tư số 16/2015/TT-BTTTT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm.

Theo đánh giá của đại diện Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng cục Hải quan, việc sửa đổi, bổ sung 2 văn bản nêu trên của Bộ TT&TT đã mang lại lợi ích cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp (DN) XNK. Khi hàng hóa được áp mã HS đầy đủ làm cơ sở để cơ quan hải quan đối chiếu phân loại hàng hóa, xác định trị giá tính thuế, qua đó thông quan nhanh hàng hóa cho DN. Đồng thời DN cũng có cơ sở để khai báo HS và giám sát trở lại đối với cơ quan hải quan và yêu cầu cơ quan hải quan tham vấn giá tính thuế nếu như thấy việc áp mã HS chưa thỏa đáng, dẫn đến mức thuế phải nộp tăng lên...

Cả hải quan và DN vẫn gặp khó

Mặc dù vậy, đại diện Cục Giám sát quản lý hải quan, cũng cho hay, trong phạm vi chức năng của mình, Bộ TT & TT vẫn còn 2 văn bản liên quan đến công tác quản lý và KTCN đối với hàng hóa XNK cần được được sửa đổi, bổ sung, theo yêu cầu Nghị quyết 19/NQ-CP. Đó là, Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT về việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện (Nghị quyết 19-2015) và chủ trì sửa đổi Nghị định số 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in (Nghị quyết 19-2017) trình Chính phủ ban hành.

Cụ thể, đại diện Cục Giám sát quản lý hải quan cho hay, quy định về hoạt động in và thủ tục KTCN nhập khẩu với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện hiện đang là rào cản gây khó cho cả DN và cơ quan hải quan.

Còn theo Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định người đứng đầu cơ sở in phải có trình độ cao đẳng về in hoặc được Bộ TT&TT cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo. Tuy nhiên, quy định này được cho là không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho các ngành sản xuất dệt may, vật liệu xây dựng...

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cũng đã đề xuất Bộ TT &TT trình Chính phủ sửa đổi theo hướng điều kiện này không áp dụng cho trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá nhập khẩu thiết bị in để in trang trí trên bề mặt sản phẩm (thực hiện yêu cầu tại điểm 17 Nghị quyết 19-2017/NQ-CP).

Cùng với Nghị định 60/2014/NĐ-CP, việc thực hiện theo Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT cũng đang rất rườm rà và chồng lấn, mất thời gian và tốn kém cho DN.

Cụ thể, để nhập khẩu sản phẩm thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện, DN vừa phải chứng nhận hợp quy vừa phải được cấp giấy phép nhập khẩu.

Theo quy định chung về nhập khẩu hàng hóa có giấy phép thì tại thời điểm làm thủ tục hải quan, DN phải có giấy phép nhập khẩu để cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa đủ điều kiện để nhập khẩu, tránh trường hợp DN lợi dụng đưa hàng hóa vào nội địa nhưng không thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy phép.

Trong khi đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan, DN chưa có giấy phép nhập khẩu. Do đó, để thực hiện việc nhập khẩu, DN phải mở tờ khai tạm nhập – tái xuất hàng hóa để xin chứng nhận hợp quy và xin giấy phép nhập khẩu, sau đó mới làm thủ tục nhập khẩu.

Như vậy, thủ tục cấp giấy phép làm phát sinh chi phí vận chuyển lưu kho, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa do DN phải vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu về địa điểm do Cục Viễn thông chỉ định để thực hiện việc đo kiểm, chứng nhận hợp quy và chờ cấp giấy phép nhập khẩu; sau đó lại vận chuyển về cửa khẩu để giải quyết thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan cũng khó chủ động để tạo thuận lợi thông quan nhanh hàng hóa cho DN, do thời gian DN phải hoàn thiện thủ tục KTCN kéo dài...

Cũng liên quan đến vấn đề này, mới đây, đại diện Hiệp hội DN điện tử đã nêu lên bất cập trong KTCN đối với mặt hàng thiết bị wifi, do quy trình thực hiện kéo dài quá lâu, ảnh hưởng đến sản xuất. DN phải chịu thời gian chờ thủ tục hành chính 3 tháng mới có thể làm thủ tục thông quan hàng hóa. Trong đó, thời gian đo kiểm phải mất đến 2 tháng mới nhận được chứng nhập hợp quy. Trên cơ sở đó, DN kiến nghị mở thêm các trung tâm đo kiểm để rút ngắn thời gian làm thủ tục.

“Để giải quyết khúc mắc nêu trên Bộ TT & TT cần sớm sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT và Thông tư 30/2011/TT-BTTTT theo hướng đơn giản thủ tục, quy trình và giảm thời gian KTCN đối với mặt hàng này như yêu cầu tại Nghị quyết 19-2015”, đại diện Cục Giám sát quản lý hải quan đề nghị.

Để tạo thuận lợi cho DN XNK, Bộ TT&TT đã kiến nghị Chính phủ không đưa quy định cấp giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, đồng thời bãi bỏ quy định liên quan trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Bộ cũng đang dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in, bám sát yêu cầu của Chính phủ, như bãi bỏ 9 thủ tục, quy định…

Hải Linh

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读