当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua seri a】Nhóm DN lớn vẫn đóng góp quan trọng cho ngân sách

nhom dn lon van dong gop quan trong cho ngan sach

Vụ trưởng Đặng Ngọc Minh trả lởi phỏng vấn của báo giới. Ảnh: H.Vân.

Vụ trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết,ómDNlớnvẫnđónggópquantrọngchongânsáket qua seri a Tổng cục Thuế được giao quản lý thuế của 35 tập đoàn, tổng công ty với 415 thành viên hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế và trên khắp địa bàn cả nước.

Ngoài các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước còn có tổng công ty cổ phần có quy mô lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Unilever Vietnam...; các ngân hàng thương mại như: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, ANZ...

Tuy nhiên, trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng gặp khó khăn, nợ xấu gia tăng... chỉ ảnh hưởng đến bộ phận DN trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng và sản xuất - lắp ráp ô tô, còn phần lớn các DN lớn ở lĩnh vực ngân hàng, thương mại, bảo hiểm vẫn hoạt động ổn định, đóng góp vào nguồn thu NSNN.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, thu nội địa nói chung chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng tốc độ tăng thu ngân sách từ DN lớn do Tổng cục Thuế quản lý tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011. Số thu ngân sách từ DN lớn có sự tham gia đóng góp đáng kể của DN hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, bia - rượu - nước giải khát, viễn thông…

Vụ trưởng Đặng Ngọc Minh tin tưởng từ nay đến cuối năm và sang năm 2013, hoạt động của DN lớn sẽ khả quan hơn, góp phần rất quan trọng để hoàn thành mục tiêu thu NSNN. Bởi nhìn vào con số 471.500 DN đang đang hoạt động, trong đó có 415 DN lớn đóng góp hơn 1/3 tổng thu NSNN và 1/3 GDP năm 2012.

Về phía Bộ Tài chính đã có lộ trình mở rộng danh sách DN lớn do Tổng cục Thuế quản lý thuế trực tiếp. Theo đó, các DN đáp ứng các tiêu chí như: Có số thuế nộp vào ngân sách lớn; có tiềm năng nộp thuế lớn; những DN hoạt động trong lĩnh vực quan trọng như: bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí, điện lực, đóng tàu… sẽ coi là DN lớn và được tập trung quản lý thuế. Đồng thời, trong trường hợp DN không đáp ứng được tiêu chí, sẽ đưa ra khỏi danh sách DN lớn.

Về phía ngành Thuế, không chỉ đơn thuần thanh, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của DN lớn mà quan trọng hơn là hỗ trợ DN thực hiện chấp hành nghĩa vụ thuế, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN. Đến nay, ngành Thuế đã triển khai thí điểm kê khai thuế qua mạng và đã có trên 390 doanh nghiệp lớn (chiếm tỷ lệ trên 95%) thuộc 41 Cục Thuế thực hiện kê khai thuế qua mạng. Bước cải cách này đang tiến hành khẩn trương và nhận được phản hồi tích cực từ phía DN, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo tập trung, liên tục, tự động, chính xác, kịp thời cho cơ quan Thuế.

Đồng thời, khuyến khích nhóm DN có doanh thu và nộp thuế lớn áp dụng mô hình hóa đơn điện tử, đặc biệt các DN trong lĩnh vực sử dụng nhiều hóa đơn cung cấp cho khách hàng như: Ngân hàng, viễn thông, điện lực, hàng không... Vào tháng 4 vừa qua, Tổng cục Thuế đã chấp thuận cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn 1 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh triển khai thí điểm hoá đơn điện tử trong hoạt động bán điện cho khách hàng. Bước đầu việc triển khai hoá đơn điện tử ở nhóm DN lớn đã thuận lợi và tiến tới năm 2013 mở rộng tới tất cả nhóm DN này.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ nhóm DN lớn, trong kế hoạch từ nay đến hết năm 2012, toàn ngành Thuế sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra đối với những DN có số thu lớn, các DN hoạt động trong lĩnh vực: đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính tín dụng, các DN bảo hiểm... Phấn đấu thu được 80% số thu qua các kết luận thanh tra, kiểm toán.

Theo đánh giá của ngành Thuế, hiện vẫn có một số DN lớn vi phạm như không chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán và lưu giữ chứng từ; kê khai hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế không đúng quy định; trích khấu hao tài sản vượt quá quy định, dẫn đến làm giảm thuế TNDN phải nộp.

Để khắc phục tình trạng này, nhằm nâng cao năng lực quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã bổ sung quy định về việc quản lý thuế theo đối tượng là DN lớn, trong đó có các biện pháp quản lý thuế phù hợp với quy mô, loại hình kinh doanh, trình độ tuân thủ pháp luật nói chung cũng như pháp luật về thuế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của DN lớn; thí điểm áp dụng phương pháp thỏa thuận trước về giá đối với một số ngành để tránh chuyển giá.

T.Hằng

分享到: